• Tiếng Việt
  • English

Góc nhìn chuyên môn

“Chiến thuật” rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non

Một trong những khía cạnh khó khăn nhất của công việc làm cha mẹ là rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non, dạy trẻ tuân theo các quy tắc và có hành vi cư xử đúng mực.  Kỷ luật hiệu quả và tích cực chính là đồng hành và hướng dẫn trẻ để có được thói quen tốt, chứ không phải ép buộc trẻ nghe lời.

Thế nhưng việc làm thế nào để trẻ biết lắng nghe, xây dựng nếp sống tốt, mà không phải dùng các biện pháp để răn đe, trừng phạt là điều không hề dễ dàng. Vậy bố mẹ hãy cùng tham khảo những cách rèn tính kỷ luật cho trẻ mà STEAMe chia sẻ dưới đây nhé:

Giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình

Một trong những “hình thức” rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non hiệu quả nhất dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ từ 2 đến 5 tuổi là phương pháp dạy trẻ kiểm soát cảm xúc khi nóng giận hay còn gọi là Time-out (Hết giờ).

Khi trẻ mất tĩnh hay có hành vi chưa đúng mực, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ dừng hoạt động và cho trẻ ở một góc yên tĩnh trong nhà. Khoảng thời gian này sẽ giúp trẻ học cách kiềm chế cảm xúc của mình và nhìn nhận lại hành vi của mình để tự khắc phục sau này.

“Chiến thuật” rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non

Học cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình

Lấy đi quyền lợi khi có hành vi sai trái

Mục đích kỷ luật trẻ không phải là trừng phạt mà để giúp trẻ học cách đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho mình, và rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non là để dạy trẻ chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Khi trẻ có biểu hiện chưa phải, bố mẹ có thể “lấy đi” những quyền lợi của bé. Ví dụ như nếu trẻ không ăn cơm nhanh thì con sẽ không được xem tivi sau đó.

Bằng cách này, bố mẹ có thể rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non đúng hướng. Trẻ sẽ biết được hành vi tốt sẽ được khen thưởng và hành vi xấu sẽ dẫn đến những kết quả xấu.

Rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non bằng những hệ quả tự nhiên

Rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non bằng hệ quả tự nhiên là một cách để trẻ tự nhận ra lỗi sai của mình mà không có sự can thiệp của người lớn, từ đó sẽ dạy trẻ có ý thức trách nhiệm hơn về các hành vi của mình. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn đảm bảo không gây nguy hiểm cho trẻ.

Ví dụ, nếu trẻ cố tình làm vỡ một món đồ chơi, thì con sẽ nhận ra không còn đồ chơi đó để chơi cùng.

Cho trẻ biết trước về những hệ quả liên quan đến hành vi sai của mình

Bố mẹ sẽ cho trẻ biết trước kết quả là gì khi trẻ có những hành vi chưa đúng mực. Kết quả sẽ liên quan trực tiếp đến hành vi đó để trẻ không tái phạm nữa.

Ví dụ nếu trẻ làm hỏng món đồ chơi thì trong thời gian tới bố mẹ sẽ không mua đồ chơi mới cho con nữa.

“Chiến thuật” rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non

Cho trẻ biết trước về những hệ quả liên quan đến hành vi sai của mình

Khen ngợi hoặc dành phần thưởng cho hành vi tốt

Bố mẹ cũng cần dành một phần thưởng để tạo ra những khích lệ tích cực cho hành vi tích cực của trẻ. Đó có thể là một món ăn yêu thích của con hay một lời khen ngợi khích lệ để trẻ phát huy hơn.

Tuy nhiên, đừng dùng phần thưởng để “lừa” trẻ cư xử đúng đắn. Trẻ cần hiểu rằng hành động đó là tốt chứ không phải tỏ ra tử tế để có được đồ chơi.

“Chiến thuật” rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non

Khen ngợi hoặc dành phần thưởng cho hành vi tốt

Nhớ rằng dù bố mẹ có tức giận đến mức nào thì hãy dành một chút thời gian để bình tĩnh lại, đừng gọi con mình bằng những cái tên tệ hại. Thay vì nói “Con thật ngu ngốc!” thì hãy nói “Đó không phải là một hành động thông minh, phải không con?”.

Và hơn hết, việc rèn luyện kỷ luật cho trẻ mầm non thành công cần có sự lựa chọn “chiến thuật phù hợp” và có sự kiên định của bố mẹ.

>Xem thêm:

Làm thế nào với những hành vi chưa đúng mực của trẻ mầm non?

Các cách xử trí trẻ ăn vạ