• Tiếng Việt
  • English

Góc nhìn chuyên môn

Khủng hoảng tuổi lên 3 và những điều cha mẹ cần biết

Cha mẹ đừng ngạc nhiên khi chạm mốc 3 tuổi, con yêu nhà mình có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực như: quậy phá, cáu gắt, ngang bướng,… Sự thay đổi này là hoàn toàn bình thường và chứng tỏ con đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Cùng STEAMe GARTEN tìm ra giải pháp đồng hành cùng cha mẹ giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 3 là hiện tượng tâm lý tự nhiên, xuất hiện ở trẻ nhỏ trong độ giai đoạn 3,5 – 4,5 tuổi. Đối với giai đoạn này, bé có những biến động về tâm tính khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi.

Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3

Nghiên cứu về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em trong những năm đầu đời, nhà tâm lý học người Nga Lev Vygotsky chỉ ra 7 dấu hiệu nhận biết khủng hoảng tuổi lên 3 như sau:

  • Phản ứng tiêu cực: Những năm đầu đời, trẻ rất ngoan ngoãn và nghe theo sự hướng dẫn, hỗ trợ của cha mẹ. Tuy nhiên, từ 3 tuổi, trẻ bắt đầu nảy sinh hành vi không hợp tác và thái độ chống đối vô cùng gay gắt.
  • Bướng bỉnh: Bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ có xu hướng khăng khăng chỉ làm theo ý mình mặc kệ sự giải thích, khuyên nhủ của người lớn.
  • Ngoan cố: Để thỏa mãn nhu cầu, sở thích của bản thân, trẻ thường đòi hỏi và muốn cha mẹ chịu thua mình hoặc đáp ứng yêu cầu của mình
  • Ích kỷ: Trẻ tỏ ra ích kỷ, chuyên quyền, muốn tất cả mọi thứ đều thuộc về mình và không chịu san sẻ lợi ích với ai.
  • Ăn vạ: Ăn vạ là sự phản kháng cố chấp và ngang ngạnh nhất của trẻ, khiến người lớn vô cùng khó chịu. Khi không đạt được mục đích trẻ sẽ khóc lóc, giận dỗi thậm chí là đập phá đồ đạc và tự làm mình bị thương.
  • Tự tiện: 3 tuổi là độ tuổi tò mò, hiếu động vì vậy thoát khỏi sự kiểm soát người lớn, trẻ tự tiện làm những hành động như: tự cắt tóc, lấy son vẽ lên tường, lục lọi đồ cá nhân của người lớn,…
  • Vô lễ với người lớn: Khi không được thỏa mãn nguyện vọng hoặc bị trêu đùa, trẻ sẽ phản kháng bằng cách la hét, nói trống không, nói hỗn láo hoặc biểu hiện bằng hành động như: cào, cấu, đánh vào mặt người lớn.

Cha mẹ nên làm gì với trẻ lên 3

Khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, cha mẹ cần liên tục quan sát sự thay đổi của trẻ để kịp thời nắm bắt vấn đề tiêu cực mà trẻ mắc phải. Thay vì cấm cản, quát mắng, cha mẹ hãy xử lý sự ương bướng, ngang ngạnh của con dựa trên những nguyên tắc dưới đây.

1 – Để trẻ thỏa sức sáng tạo

3 tuổi là độ tuổi trẻ biết cách suy luận vấn đề dựa trên hình ảnh tự quan sát được, đồng thời có thể nắm bắt kiến thức và ghi nhớ cực kỳ nhanh. Vì vậy, cha mẹ hãy tương tác với con bằng những kiểu câu hỏi “tại sao”, “nếu không thế này thì thế nào” (ví dụ: “Nếu con không cắt móng tay thì chuyện gì sẽ xảy ra?”) để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Hơn nữa, việc thường xuyên tương tác với con theo cách thức này còn rèn luyện khả năng tự tin trong việc thể hiện ý kiến.

Để trẻ thỏa sức sáng tạo

2 – Chấp nhận sự phi lý của con một cách hợp lý

Trẻ lên 3 thường có những suy nghĩ và ý tưởng hết sức ngô nghê. Thay vì gạt bỏ, phủ nhận khiến trẻ cảm thấy “không ai hiểu mình” và nảy sinh phản ứng tiêu cực thì cha mẹ hãy tìm ra điểm hợp lý trong ý tưởng đó để khuyến khích, động viên tinh thần con. Tuyệt đối không áp đặt tiêu chuẩn “hợp lý” của người lớn vào ý nghĩ trẻ lên 3 vì thời điểm này tư duy trí óc của các bé vô cùng hạn chế, non nớt.

3 – Giúp trẻ biểu đạt cảm xúc của bản thân

Xuất phát từ khả năng tự kiểm soát chưa cao và nguyện vọng muốn độc lập, trẻ lên 3 thường có những biểu hiện như: bướng bỉnh, chống đối, ghen tức. Cha mẹ đừng vội vã “dập tắt” sự ngang bướng mà hãy giúp trẻ bình tĩnh và thể hiện mình rất hiểu tâm lý con lúc này.

Có thể đặt những câu hỏi xoa dịu cơn bực tức của trẻ bằng những câu kiểu như: “Con đang rất buồn phải không?”, “Mẹ không cho con ăn gà rán con có giận mẹ không?”, “Có phải con đang buồn vì bố mẹ chăm sóc em nhiều hơn không?”,… Sau khi trẻ bình ổn lại cảm xúc, cha mẹ mới tiếp tục định hướng những hành vi như: xin lỗi, cảm ơn, dọn đồ đạc về vị trí cũ,…

Để trẻ tự do bộc lộ cảm xúc của bản thân

4 – Lắng nghe trẻ nói

Giai đoạn bước vào khủng hoảng tuổi lên 3 cũng là thời kỳ trẻ phát triển nhanh và hoàn thiện về khả năng ngôn ngữ. Chính vì vậy, nhiều bé khiến cha mẹ “đau đầu” vì nói không ngừng nghỉ và nhiều khi lý sự, cãi lại cha mẹ. Thay vì quát mắng: “Sao con nói nhiều thế?”, “Có im đi không?”, “Con đừng hỏi nữa!” thì cha mẹ hãy trở thành người bạn lắng nghe con cái. Khi cha mẹ lắng nghe, trẻ cảm thấy thoải mái, giải tỏa những lo lắng, khó chịu của bản thân và luôn có thái độ hợp tác với sự dạy dỗ của cha mẹ.

5 – Biến những hoạt động vui chơi của trẻ thành cơ hội giáo dục

Từ 3 – 6 tuổi, trẻ có thể trải nghiệm trò chơi nhập vai, hóa thân làm cha mẹ, làm đầu bếp, làm thầy cô giáo,… Những hoạt động của người lớn trở thành “chất liệu” tái hiện trong thế giới riêng của trẻ.

Nhân cơ hội này, cha mẹ hãy cùng nhập vai với con để quan sát cách hành xử, trạng thái tâm lý khi trẻ đang trong vai trò của người khác. Từ đó, có thể lựa chọn những chuẩn mực phù hợp để giáo dục con. Hơn nữa, giáo dục thông qua trò chơi giúp trẻ cảm thấy việc học trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.

Nhập vai là một cách theo dõi tâm lý con giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3

Tại STEAMe, trẻ lên 3 được chăm sóc về mặt tâm lý như thế nào?

Giáo viên tại STEAMe GARTEN là những thầy cô am hiểu tâm lý trẻ thơ, nắm được dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3 và biết cách đồng hành cùng bé bước qua giai đoạn khó khăn này.

Tại STEAMe GARTEN, giáo viên luôn tìm cách lắng nghe và khơi gợi niềm đam mê, sự hứng khởi tìm tòi, khám phá kiến thức của các bạn nhỏ. Các thầy cô luôn tạo điều kiện để học viên được thỏa mãn sự sáng tạo của bản thân thông qua trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, vẽ tranh, làm đồ tái chế,… Thầy cô hiểu rằng tự do sáng tạo góp phần không nhỏ vào quá trình điều tiết tâm lý của trẻ giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3.

Trẻ học sáng tạo làm đồ thủ công với các giáo viên của STEAMe GARTEN

Các bé được học về sáng tạo thông qua hoạt động tái chế

Thể hiện sáng tạo thông qua tranh vẽ

Nhập vai là hoạt động hiệu quả giúp trẻ vừa học hỏi kiến thức, vừa giảm bớt những tiêu cực khủng hoảng tuổi lên 3. Nắm bắt điều này, STEAMe GARTEN luôn tạo cơ hội để các bé hóa thân thành bác sĩ, kiến trúc sư, đầu bếp,… trong những buổi học trải nghiệm thực tế.

Trải nghiệm nhập vai đầu bếp

Không những thế, STEAMe GARTEN còn sẵn sàng trở thành cố vấn của các bậc phụ huynh trong quá trình giải quyết khủng hoảng tuổi lên 3 của con cái.

Trên đây là một số chia sẻ xoay quanh vấn đề khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ nhỏ. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy bé yêu. Ngoài ra, cha mẹ muốn nắm bắt thêm nhiều thông tin bổ ích để đồng hành cùng sự trưởng thành của trẻ và muốn biết các con học gì tại STEAMe GARTEN thì hãy truy cập fanpage STEAMe GARTEN nhé!

Phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu về mô hình giáo dục STEM, vui lòng điền form tư vấn!

Bài viết liên quan: