Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là cầu nối giữa thế hệ của các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ, mang lại niềm vui, tiếng cười cũng như những sự gắn kết cho gia đình. Hãy cùng STEAMe GARTEN khám phá những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non sau đây nhé!
1. Trò chơi nhảy bao bố
Nhảy bao bố là trò chơi không chỉ đem lại những tiếng cười, sự sảng khoái cho trẻ nhỏ mà còn giúp cho trẻ được vận động nhiều hơn, tăng cường sức khỏe và sự nhanh nhẹn.
Chuẩn bị: Phấn hoặc bút dạ để kẻ vạch xuất phát và đích; bao bố loại nhỏ với số lượng nhiều hơn số trẻ tham gia từ 2-3 chiếc (phòng trường hợp bao bố có thể bị rách trong quá trình chơi). Ba mẹ có thể vẽ thêm những hình dễ thương mà các con yêu thích để trẻ thêm phần phấn khích với trò chơi
Cách chơi: Trẻ tham gia cần để cả hai chân vào bên trong bao bố, vào tư thế chuẩn bị sẵn sàng. Ngay khi nghe được hiệu lệnh bắt đầu từ ba mẹ, trẻ sẽ bắt đầu nhảy bao bố để nhanh chóng chạm tới vạch đích. Thứ tự của người thắng cuộc chính là thứ tự chạm vạch đích
Lưu ý: Nhảy bao bố là trò chơi có tính vận động mạnh và cạnh tranh cao, vì vậy, trong quá trình chơi, phụ huynh cần chú ý để trẻ hạn chế va chạm nhau, đảm bảo sự an toàn.
2. Trò chơi ô ăn quan
Nhắc đến trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, không thể không kể tới trò chơi ô ăn quan. Đây là một trò vừa mang tính giải trí vừa mang tính chiến thuật, giúp trẻ rèn luyện tư duy trong quá trình chơi.
Chuẩn bị: Để chơi ô ăn quan, ba mẹ cần chuẩn bị một hình chữ nhật với chiều dài và rộng phù hợp với các bạn nhỏ. Hình chữ nhật cần được chia thành hai nửa theo chiều dài và thành 5 hàng dọc cách đều nhau.
Sau khi có được 10 ô vuông nhỏ, phụ huynh hãy biến hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, tượng trưng cho 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên. Sau đó ba mẹ hãy đặt vào 2 ô quan lớn một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, tiếp theo là các ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Cách chơi: Người chơi có thể chơi kéo, búa, giấy để xác định xem ai là người bắt đầu chơi trước. Sau khi đã xác định được, trò chơi chính thức bắt đầu. Nhiệm vụ của trẻ khi chơi ô ăn quan là chọn một ô vuông nhỏ, sau đó rải mỗi ô một viên sỏi (kể cả ô quan).
Khi đến hòn sỏi cuối cùng người chơi vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi đến khi viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, nghĩa là người chơi đã chọn ô trống. Mỗi lần như vậy, trẻ sẽ được bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.
Trò chơi sẽ diễn ra tương tự với các ô còn lại. Hai người chơi lần lượt đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần sỏi của đối phương nghĩa là đã thắng cuộc
3. Trò chơi kéo co
Nếu tìm kiếm một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non mang tính đồng đội thì chắc chắn không thể bỏ qua kéo co. Kéo co là một trò chơi vừa giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, vừa giúp gắn kết, nâng cao tinh thần đồng đội.
Với trò chơi kéo co này, các bé sẽ được chia làm hai đội thi kéo co dưới sự hướng dẫn của người lớn như cha mẹ, thầy cô giáo,… Vật dụng để chơi trò chơi kéo co gồm một sợi dây thừng dài đủ để thành viên của hai đội cầm được và phấn màu để đánh dấu vạch giữa hai đội.
Mỗi đội gồm từ 3-4 bé với nhiệm vụ là làm sao kéo phần dây thừng về phía của mình để giành phần thắng. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi trò chơi kéo co, quản trò hoặc người hướng dẫn phải lưu ý để trẻ chơi vừa sức, tránh các chấn thương có thể xảy ra ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa đem lại niềm vui và sự hứng khởi cho trẻ, vừa giúp trẻ được trải nghiệm những giá trị văn hóa từ xa xưa. Phụ huynh muốn biết thêm thông tin chi tiết về giáo dục STEM vui lòng điền form để được tư vấn!
Bài viết liên quan: