Theo thống kê, hiếm có đất nước nào trên thế giới trình độ dân trí đạt đến 99,99% như Nhật Bản. Số liệu này phản ánh rõ về nền giáo dục Nhật Bản thật sự có hiệu quả và đáng để các nước khác học hỏi. Bên cạnh đó, rất nhiều chuyện “khó tin” về giáo dục trẻ em tại Nhật Bản có thể sẽ khiến cha mẹ Việt bất ngờ.
1. Trẻ em được khuyến khích nghịch bẩn để khám phá mọi thứ trong cuộc sống
Các trường mẫu giáo tại Nhật Bản sẽ mời những em bé chuẩn bị đến tuổi đi học đến tham quan và trải nghiệm những hoạt động tại trường lớp. Điều này giúp các bé có cơ hội làm quen với nhau và cảm nhận hạnh phúc khi được đến trường.
Trong các trường mẫu giáo luôn có một bãi cát cùng rất nhiều đồ chơi như xô, chậu, xẻng để các bé có thể thoải mái đùa nghịch. Giáo viên là người chủ động cho phép các em ngồi bệt trên đất và nghịch cát cùng.
Có thể điều này sẽ khiến các bố mẹ Việt kinh ngạc vì ai cho con đi học cũng muốn con được sạch sẽ do sợ nhiễm khuẩn. Nhưng với người Nhật chuyện này là bình thường vì giáo dục mầm non tại đây nhấn mạnh vào hạnh phúc nội tại của đứa trẻ, khuyến khích các em được tự do khám phá thế giới xung quanh.
2. Giáo dục trẻ em đối mặt với khó khăn
Có một chương trình thực tế mang tên Hajimete no Otsukai (Lần đi công chuyện đầu tiên) nổi tiếng hơn 30 năm qua tại Nhật dành cho trẻ từ 2-7 tuổi, nhiệm vụ của các bé là đi ra ngoài một mình và thực hiện các yêu cầu của bố mẹ giao cho.
Ví dụ: chương trình yêu cầu một bé gái 5 tuổi một mình đi xe bus 1 giờ đồng hồ ra chợ mua một túi thực phẩm lớn gồm bánh ngọt, cá tươi, thịt viên, rồi mang những thứ mua được đến nhà ông. Kết quả em bé đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khiến cho ai nấy đều cảm thán: “Thật tuyệt vời!”
Trên các xe bus, tàu điện hoặc các phương tiện công cộng ở Nhật bạn có thể thường xuyên bắt gặp những em bé từ 5-6 tuổi mang theo túi đi học. Đây là một chuyện rất phổ biến ở Nhật.
3.Trẻ em tự xách túi
Bố mẹ ở Nhật vẫn đi đón con mỗi khi tan học. Tuy nhiên, họ không xách balo hộ con mà để cho bé tự làm. Cha mẹ Nhật Bản không cảm thấy con cái họ cần sự giúp đỡ, mà dạy con biết “tự làm việc của mình”.
4. Rèn luyện để quen với giá lạnh
Ở Nhật, dù thời tiết có giá lạnh cỡ nào, trẻ em thường không mặc quần dài. Các bé thường mặc quần short dù trời hôm đó có tuyết. Theo triết lý giáo dục của Nhật, rèn luyện cho trẻ quen với giá lạnh không chỉ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mà còn nuôi dưỡng sự kiên trì, dũng cảm cho trẻ.
Nội dung liên quan:
5.Học sinh phải tự phụ trách vệ sinh trường học
Môi trường học đường ở Nhật Bản rất sạch sẽ nhưng hầu hết các trường học không thuê nhân viên dọn dẹp mà để cho học sinh tự làm, kể cả dọn dẹp nhà vệ sinh.
Ví dụ: sau khi hoàn thành tiết học giáo dục thể chất trong sân chơi hoặc phòng tập thể dục, các bạn sẽ dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ để lớp sau có môi trường học thoải mái.
Cách giáo dục như vậy vừa khiến cho trẻ em học được cách tôn trọng thành quả lao động của mình, mặt khác giúp trẻ rèn luyện tinh thần làm việc và chịu khổ.
6.Giáo dục kiến thức sinh sản, giới tính từ sớm
Trẻ em ở Nhật được giáo dục kiến thức giới tính từ sớm. Trước khi tốt nghiệp mẫu giáo, các bé có thể ý thức được con trai không được tắm chung với con gái và con gái thì không thể vào phòng tắm với bố.
Đặc biệt, giáo dục giới tính ở Nhật rất chi tiết và không hề hời hợt. Vào giờ học, giáo viên sẽ dùng sách ảnh và đồ dùng dạy học để giải thích các đặc điểm sinh lý, cơ quan sinh sản cho các em… Giáo viên cũng sẽ truyền đạt cho các em các nguyên tắc giữa nam nữ, phổ biến kiến thức tâm sinh lý.
7.Giáo dục đối mặt với tử vong
Nhật Bản thường xuyên đối mặt với thiên tai, thảm họa như động đất, núi lửa, sóng thần và bão nên người Nhật có ý thức sâu sắc về khủng hoảng. Do đó, giáo dục đối mặt với cái chết là phổ biến ở Nhật.
Chương trình giáo dục về cái chết ở Nhật Bản không chỉ dạy trẻ em về nguồn gốc và sự phát triển của cuộc sống mà còn dạy trẻ em đối phó với nỗi đau mất người thân. Các tác phẩm có chủ đề về cái chết được xuất bản phổ biến, ví dụ như “Cái chết đối với trẻ em là gì”.
Không biết về cái chết thì sao biết được sự sống quý giá nhường nào. Thông qua cách giáo dục như vậy, trẻ em biết được rằng cuộc sống rất đáng trân trọng và bảo vệ.
8. Sức mạnh của tập thể
Điều đầu tiên các em được học tại trường mẫu giáo là khái niệm “Tập thể là gì?”
Tập thể theo định nghĩa của các nhà giáo dục Nhật Bản là các sự tương đồng. Ví dụ từ mọi thứ như đồng phục, hộp ăn trưa, kính, giày dép… là tiêu chuẩn thống nhất.
Những thói quen như cùng nhau lau sàn nhà, lau cửa kính, ăn xong nhớ lau bàn ăn được giáo dục hình thành cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Các thói quen này dựa trên nguyên tắc: tôi là thành viên của tập thể và tôi nghĩ cho tập thể.
Từng có một clip khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao về một cậu bé học sinh mẫu giáo người Nhật trong giờ học nhảy cầu. Trong khi các bạn của cậu đều đã nhảy qua hết, chỉ còn cậu bé còn rất rụt rè, không dám nhảy, thậm chí còn khóc lớn. Các bạn cùng lớp thấy thế, không ai bảo ai, cùng đứng dậy vây xung quanh cậu bé và cổ vũ: “Bạn có thể làm được! Bạn có thể làm được!”. Nhờ sự khuyến khích đó mà cuối cùng cậu bé đã dũng cảm nhảy qua được. Điều này đã cho chúng ta thấy về sức mạnh tập thể trong giáo dục người Nhật.
Người Nhật không thích chứng tỏ bản thân qua việc thể hiện mình khác biệt so với người khác. Thay vào đó họ luôn khiêm tốn: “Mọi người đều giống nhau, mọi người đều tốt nhất.”
9. Không quy định thời gian ăn của trẻ
Hầu hết các ông bố bà mẹ châu Á hay có thói quen giục con ăn nhanh, nếu thấy con ăn quá lâu là sẵn sàng đút cho con ăn hết bữa. Ngay cả các trường mẫu giáo cũng ra quy định học sinh chỉ được ăn trong 1 tiếng.
Còn ở Nhật, các trường mẫu giáo không bao giờ quy định thời gian trẻ phải ăn trong bao lâu bởi chức năng tiêu hóa của trẻ vẫn còn non, dễ bị khó tiêu nếu ăn quá nhanh. Thói quen nhai chậm được người Nhật dạy trẻ từ nhỏ.
Tuy nhiên, trên bàn ăn vẫn có những quy định rất nghiêm. Trước bữa ăn trẻ sẽ phải nói: “Con muốn bắt đầu ăn” và khi kết thúc sẽ nói “Cảm ơn vì sự hiếu khách”. Ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục biết ơn người nấu cho mình ăn và trân trọng mọi loại thực phẩm.
10. Mọi đứa trẻ đều phải học cách tự lập
Người Nhật có một câu tục ngữ khá phổ biến: “Kawaii ko ni wa tabi o saseyo” (tạm dịch “Gửi con yêu dấu vào cuộc hành trình”). Tức là ngay từ đầu, bố mẹ Nhật đã xác định rằng việc “gửi con vào cuộc hành trình”, để con “tự thân vận động”, không có bố mẹ ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con sau này.
Do đó, giáo dục trẻ mầm non tại Nhật đề cao tính tự lập. Thấm nhuần những kỹ năng tự lập từ sớm sẽ mang đến cho các em sự tự tin để làm chủ cuộc đời. Cuộc sống sau này đầy rẫy những khó khăn mà nếu trẻ không vững tâm sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức. Đây chỉ là một bước nhỏ trong việc giúp trẻ hướng đến tương lai rực rỡ thành công.
Giáo dục Nhật Bản đã đưa một nước sụp đổ vươn lên phát triển mạnh mẽ sánh ngang với các cường quốc như Mỹ, Anh Quốc… khiến cho toàn thế giới đều phải ngả mũ thán phục. Đặc biệt, giáo dục STEM đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Nhật Bản.
Với sứ mệnh tạo ra một môi trường giáo dục độc đáo, phong phú với một chương trình giảng dạy thực sự có ý nghĩa, thúc đẩy các bé học hỏi và phát triển, thỏa sức khám phá, trải nghiệm công nghệ sáng tạo và phát huy tiềm năng cá nhân, STEAMe GARTEN tự hào là đơn vị tiên phong áp dụng giáo dục STEM vào giảng dạy tại Việt Nam. Giáo án STEM được nghiên cứu kỹ lưỡng giúp trẻ tiếp cận sớm với khoa học công nghệ, tìm tòi, ứng dụng vào thực tế, tăng khả năng thích ứng với cuộc sống cũng như tự tin giao tiếp Tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, trẻ còn được khuyến khích tinh thần khám phá, tìm tòi qua các hoạt động bổ trợ: thực hành theo nội dung môn học, hoạt động tại các phòng chức năng; Các hoạt động ngoài trời: Khám phá – sáng tạo cùng thiên nhiên; tham gia các dự án học tập; các hoạt động dã ngoại, hoạt động ngoại khóa.
Để biết thêm chi tiết về mô hình giáo dục STEM, quý vị phụ huynh vui lòng điền thông tin dưới form để được tư vấn!