Nói dối là hành vi lệch chuẩn xã hội mà trẻ em nhiều khi mắc phải, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển nhân cách trẻ sau này. Hầu hết trẻ con sẽ nói khác đi sự thật ở một vài thời điểm, tuy nhiên thường xuyên nói dối lâu dần sẽ trở thành thói quen khó bỏ. Vậy khi trẻ nói dối, cha mẹ nên hành xử như thế nào?
Tại sao trẻ nói dối?
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, nói dối là hành động vô thức của các con để tránh những áp lực hoặc sự trừng phạt nào đó của cha mẹ khi còn nhỏ tuổi. Các con sẵn sàng nói dối trước những tình huống mà các con cho là khó xử để tránh rắc rối.
Mặt khác, chính sự kỳ vọng quá lớn của các bậc phụ huynh đã vô tình tạo áp lực khiến con cái họ phải đối phó bằng cách nghĩ ra những đáp án không trung thực. Ngoài ra, trẻ còn nói dối nếu thấy cần đáp ứng một nhu cầu nào đó.
Trong suy nghĩ của trẻ, chỉ có người xấu mới có những hành động xấu, thế nên, nếu lỡ làm việc gì đó không đúng thì việc đầu tiên chúng nghĩ đến là nói dối để không ai biết chuyện đó. Trẻ rất sợ nếu nói thật mọi người sẽ cười chê. Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng từng mắc phải sai lầm và điều quan trọng là người tốt phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình. Sợ bị phạt cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nói dối. Thường trẻ nói dối vì biết hậu quả của việc nói thật sẽ khiến cha mẹ cáu giận.
Việc nói dối của trẻ có thể vô hại trong một chừng mực nào đó, nhưng biết nói dối quá sớm và thường xuyên nói dối sẽ hình thành nên tính cách không trung thực và thật khó lường hậu quả khi các em lớn lên.
Bố mẹ nên làm gì khi con nói dối ?
1 – Sẵn sàng chia sẻ cùng con
Khi cha mẹ biết con nói dối, đừng vội la mắng hay cáu giận mà cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên nhủ “Con nên nói thật, mẹ đã biết sự thật rồi”, sau đó lắng nghe con giải thích. Phụ huynh hãy cố gắng giao tiếp với con mình như một người bạn, giải thích rõ cho trẻ hiểu rằng chúng đã làm sai điều gì và không nên khiến con cảm thấy có lỗi trong tất cả mọi chuyện. Bằng cách này, trẻ sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của sự trung thực.
Trẻ nói dối vì không muốn cha mẹ thất vọng, điều này xuất phát từ việc các bé rất yêu cha mẹ và chúng không bao giờ muốn cha mẹ buồn. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phụ huynh phải nhẹ nhàng hơn, không quá gay gắt, trẻ sẽ bớt sợ làm bạn buồn hơn, từ đó sẽ thật thà hơn.
2 – Không đưa ra những hình phạt quá nghiêm khắc
Cha mẹ la mắng trẻ hoặc đưa cho con những hình phạt quá nghiêm khắc sẽ khiến trẻ tự ti và nói dối dễ dàng thành thói quen, được lặp đi lặp lại ở trẻ nhiều hơn. Hãy cho trẻ cơ hội sửa sai và nếu lỗi nói dối lặp lại, tạo một hình phạt nhẹ nhàng như việc con sẽ phải lau bàn/ rửa chén cùng mẹ.
Cha mẹ cũng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, ngược lại nên sẵn sàng chia sẻ với con, kể cả những lúc chúng không làm được điều như mong muốn.
Nội dung liên quan:
Làm thế nào để khuyến khích trẻ không nói dối?
1 – Người lớn hãy trung thực
Người lớn là tấm gương phản chiếu hành vi cho trẻ nhỏ, con rất dễ học và làm theo những hành động của cha mẹ. Mọi phụ huynh đều cố gắng dạy con thành thật và trung thực, tuy nhiên trên thực tế chính người lớn nhiều khi vô thức nói dối trước mặt con từ đó con sẽ nghĩ đây là chuyện bình thường
Hãy cố gắng trung thực và luôn nói sự thật khi có trẻ nhỏ!
2 – Tạo mối quan hệ gần gũi, yêu thương trong gia đình
Trẻ nói dối xuất phát lớn nhất từ lý do sợ cha mẹ la mắng và phạt. Cha mẹ hãy là một người bạn biết lắng nghe con. Tạo cho con mối quan hệ gần gũi, yêu thương và đáng tin cậy từ gia đình sẽ giúp con có thói quen chia sẻ, từ đó cha mẹ sẽ kịp thời khuyên nhủ, định hướng cho con.
Đừng so sánh con với người bạn khác hoặc đặt áp lực quá lớn lên con. Trẻ em mầm non tới tiểu học là độ tuổi rất nhạy cảm với mọi sự kỳ vọng của mẹ cha. Sự so sánh vô hình chung khiến con thấy tự ti, kém cỏi và dẫn đến việc nói dối để cha mẹ cảm thấy hài lòng. Mỗi đứa trẻ đều có giá trị và điểm mạnh của riêng mình.
Tại STEAMe GARTEN, giáo dục phát triển ngôn ngữ được đề cao như thế nào?
Trong các giờ học tại lớp học STEAMe GARTEN, thầy cô giáo luôn động viên trẻ chủ động phát biểu ý kiến, không sợ trả lời sai. Đây là việc cơ bản để con rèn luyện tính trung thực, không sợ xấu hổ, không ngại các bạn cười hay bàn tán.
Con được khám phá và tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau như trong hoạt động Around the world, chương trình Christmas để thấy được các quốc gia trên thế giới rất coi trọng tính trung thực, thật thà trong cuộc sống. Thầy cô dạy con muốn là người thành công trước hết phải là người không được nói dối
Việc định hướng giáo dục STEM cho trẻ ngay từ bậc mẫu giáo giúp trẻ bồi dưỡng năng lực tư duy, trải nghiệm cũng như phát triển toàn bộ các kỹ năng chăm sóc bản thân để trẻ có kiến thức, nền tảng vững chắc, tự tin đối mặt với hành trình trưởng thành. Ngoài ra, đây còn là một không gian học tập cởi mở, thực tế, các con là chính mình và thầy cô cũng là những người bạn bên cạnh giúp con phát triển bản thân, biết cách xử lý khi con nói dối một cách nhẹ nhàng để con không còn tái phạm.
Các bậc phụ huynh quan tâm đến giáo dục cảm xúc cho trẻ và mô hình giáo dục STEM tại hệ thống mầm non STEAMe GARTEN xin vui lòng điền form thông tin dưới để được tư vấn chi tiết!