• Tiếng Việt
  • English

Góc nhìn chuyên môn

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử như thế nào?

Giao tiếp là một kỹ năng thiết yếu trong xã hội hiện đại ngày nay. Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như cách phản xạ trong mọi tình huống. Từ đó, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ ứng phó với mọi sự thay đổi trong tương lai. 

Con mấy tuổi thì cha mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử?

Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ chào đời, các bé giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng khóc. Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc, thông qua các giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt… Lúc này, cha mẹ hãy bắt đầu dạy con kỹ năng giao tiếp ứng xử, giúp bé làm chủ ngôn ngữ, vận dụng ngôn ngữ để cư xử lịch sự, nhã nhặn hay thể hiện quan điểm, cá tính của bản thân; kết nối với những người xung quanh…

Các nguyên tắc ứng xử cơ bản trẻ cần phải biết

Nguyên tắc số 1: Chào hỏi, dạ thưa, hỏi thăm sức khỏe người lớn tuổi

Đây là nguyên tắc giao tiếp đầu tiên mà trẻ cần phải học được. Hãy dạy cho trẻ cách chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn như “Cháu chào ông/bà”, “Con chào cô/chú”, “Em chào anh/chị”… Khi trả lời người lớn tuổi không được nói trống không, không được chỉ gật đầu hay lắc đầu. Thay vào đó, bé cần thể hiện thái độ tôn trọng, biết vâng dạ, cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi phạm sai lầm. 

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng là tấm gương để các con học hỏi và bắt chước theo cách cư xử, lời nói và hành động, giúp trẻ học hỏi nhanh hơn. Bố mẹ hãy khuyên các bé lặp lại thường xuyên những câu chào hỏi lễ phép, quan tâm, hỏi thăm sức khỏe. Qua đó, các con sẽ học được cách quan tâm người khác, hình thành thói quen tốt về bày tỏ tình cảm, chăm sóc người khác. 

Nguyên tắc số 2: Giao tiếp bằng ánh mắt  

Cuộc nói chuyện sẽ thoải mái và chân thành hơn khi người tham gia trò chuyện nhìn thẳng vào mắt nhau nói những điều mình suy nghĩ. Điều này không những thể hiện sự tự tin mà còn cho thấy sự văn minh trong cách ứng xử. Cha mẹ nên tạo thói quen trò chuyện nhìn thẳng vào mắt con, truyền đạt bằng ngôn ngữ hình thể, qua ánh mắt, bé sẽ thấy được sự chân thành và cởi mở trong cuộc trò chuyện. 

Cuộc nói chuyện sẽ thoải mái và chân thành hơn khi giao tiếp bằng mắt

Cuộc nói chuyện sẽ thoải mái và chân thành hơn khi giao tiếp bằng mắt

Nguyên tắc số 3: Biết nói lời cảm ơn/ xin lỗi chân thành 

Trẻ em thường hay được người lớn cho quà, bánh… Vì vậy, việc dạy các con biết nói lời cảm ơn chân thành như “Con cảm ơn ông, bà, bố mẹ…”, “Em cảm ơn anh,chị…” vô cùng quan trọng, thể hiện bé là đứa trẻ ngoan ngoãn, lịch sự. Lời cảm ơn là phép tắc tối thiểu trong giao tiếp thể hiện sự trân trọng của chúng ta với những người mang đến điều tốt đẹp cho mình.  

Lời xin lỗi khi phạm sai lầm cũng là một điều quan trọng mà các con phải học. Tuy nhiên, lời xin lỗi thì nói ra khó khăn hơn, nhất là khi tâm lý của trẻ còn hiếu thắng, không ổn định. Người lớn cần bình tĩnh và kiên nhẫn giải thích cho trẻ, cho trẻ hiểu rằng “sai lầm là một cơ hội để học hỏi”, miễn là con biết nhận lỗi, sửa lỗi theo hướng tích cực để hoàn thiện hơn. 

Nguyên tắc số 4: Dùng câu hoàn chỉnh để trả lời 

Khả năng ngôn ngữ của trẻ mầm non còn chưa được hoàn thiện nên trẻ rất dễ nói trống không. Tuy nhiên, cha mẹ có thể uốn nắn trẻ trả lời bằng câu hoàn chỉnh dần dần, các con sẽ biết sử dụng các câu đầy đủ chủ, vị để giao tiếp từ nhỏ. 

Ví dụ, khi bạn hỏi con “Con có thấy đói không?”, hãy dạy trẻ cách trả lời câu hoàn chỉnh như “Con thấy đói rồi ạ!” hoặc “Con đang no ạ!”…

Trong giao tiếp, việc trả lời bằng câu hoàn chỉnh sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với người hỏi. Đồng thời, trẻ sẽ học được cách viết câu đầy đủ bộ phận khi học ở bậc Tiểu học. 

Nguyên tắc 5: Tôn trọng ý kiến, cảm xúc của những người xung quanh

Sự tôn trọng ý kiến và cảm xúc chỉ đơn giản thể hiện qua cách lắng nghe tích cực, không cắt ngang, sẵn sàng đóng góp ý kiến nhưng không phủ nhận quan điểm của người khác. Hãy làm gương cho trẻ cách bạn tôn trọng ý kiến, cảm xúc của người khác. Theo đó, trẻ sẽ biết cách bày tỏ sự tôn trọng ý kiến, cảm xúc của bạn bè, thầy cô. 

Nội dung liên quan:

Không thể xem nhẹ giáo dục kỹ năng ứng xử cho trẻ tại trường mầm non

Trường học nói chung và lớp học nói riêng chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, là nơi đa văn hóa, đa tính cách, đa sở thích. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ ở trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ hòa nhập với bạn bè, thầy cô. Việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được thoải mái giao tiếp ngôn ngữ ở mọi nơi. Cùng điểm qua một số hoạt động dạy trẻ giao tiếp ứng xử tại STEAMe Garten: 

Kỹ năng ứng xử khi gặp người lạ 

Kỹ năng ứng xử khi gặp người lạ

Những buổi đi chơi giúp bé giao tiếp nhiều hơn với bạn bè

Những buổi đi chơi giúp bé giao tiếp nhiều hơn với bạn bè

Làm việc nhóm giúp trẻ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác

Làm việc nhóm giúp trẻ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác

Đọc sách giúp trẻ phát triển tư duy về ngôn ngữ

Đọc sách giúp trẻ phát triển tư duy về ngôn ngữ

Phát triển kỹ năng nói trước đám đông 

Phát triển kỹ năng nói trước đám đông

Rèn luyện phản xạ giao tiếp với những tình huống cụ thể 

Rèn luyện phản xạ giao tiếp với những tình huống cụ thể

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích giúp bố mẹ dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử. Phụ huynh quan tâm đến mô hình giáo dục STEM tại STEAMe vui lòng điền thêm thông tin vào form dưới đây để được tư vấn!