Dạy bé mẫu giáo học chữ cái tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì và kỹ năng cần thiết của bậc cha mẹ. Đôi khi cách giảng dạy chữ cái phức tạp của người lớn khiến trẻ khó hiểu và khó nhớ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc “Làm thế nào để dạy bé mẫu giáo học chữ cái” của bố mẹ.
Độ tuổi phù hợp để dạy bé mẫu giáo học chữ cái
Có rất nhiều ý kiến về độ tuổi dạy bé mẫu giáo học chữ cái. Nhiều người khuyên bố mẹ nên dạy con học sớm để con thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên, nhiều người lại khuyên không nên vì sẽ ảnh hưởng xấu đến tuổi thơ của con. Trên thực tế, không có công thức về độ tuổi bé mẫu giáo học chữ cái, điều quan trọng nhất là phương pháp phù hợp với từng bé, nhưng bố mẹ nên lưu ý như sau:
Không đặt áp lực cho bé mẫu giáo học chữ cái
Ở độ tuổi mẫu giáo, việc nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ là điều quan trọng nhất, thay vì việc đặt nặng học hành tạo ra áp lực tâm lý cho trẻ. Hãy để con tiếp xúc với chữ cái một cách tự nhiên và thoải mái nhất, con có thể hát, nhảy, nghe nhạc và vui chơi cùng chữ cái theo cách của riêng mình. Từ đó, có thể khám phá ra ưu điểm và nhược điểm của trẻ với việc học chữ, và đưa ra các phương pháp phù hợp nhất để dạy bé mẫu giáo học chữ cái.
Không dạy bé mẫu giáo học chữ cái nếu bé chưa sẵn sàng
Mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm riêng, có bé yêu thích việc học tập và tiếp thu nhanh, cũng có bé tiếp thu chậm hơn, điều này hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ chưa sẵn sàng với việc học chữ cái, bố mẹ không nên bắt ép con, tránh tạo tâm lý tiêu cực với học tập sau này.
Phương pháp dạy bé mẫu giáo học chữ cái tại nhà
Phương pháp học bằng dụng cụ
Trẻ mẫu giáo thường thích những đồ dùng nhiều sắc màu và đáng yêu. Bố mẹ hãy tìm kiếm hoặc tự tạo ra những bảng chữ cái được thiết kế xinh xắn như hoa lá, động vật hay hoạt hình bé yêu thích để tạo hứng thú cho bé khi học nhé. Lưu ý mỗi ngày bé mẫu giáo học chữ cái khoảng 30 phút và để cho bé nghỉ ngơi giải lao sau đó.
Phương pháp liên kết với các hình ảnh từ môi trường xung quanh
Phương pháp này nên áp dụng khi bé đã quen mặt chữ. Để ôn luyện và mở rộng vốn từ vựng cho trẻ, bố mẹ hãy liên kết các chữ cái với các hình ảnh quen thuộc như cây cối, bông hoa, con vật… xem chúng bao gồm những chữ cái gì.
Kỳ công hơn, bố mẹ có thể cắt dán các chữ cái lên từng đồ vật trong gia đình, trong tầm nhìn của bé và hỏi bé đó là chữ cái gì, đồ vật này có chữ cái đó không? Điều này sẽ khơi gợi tính tò mò và khám phá của trẻ, giúp trẻ thuộc mặt chữ lâu hơn.
Phương pháp đọc
Đọc là thói quen cực kỳ tốt cần được duy trì ở mọi lứa tuổi. Đọc sách có tác dụng kích thích trí não rất tốt. Đối với bé mẫu giáo học chữ cái, để làm quen mặt chữ, bố mẹ có thể mua sách hình chữ hoặc truyện được kể bằng hình ảnh để giúp bé mầm non học chữ cái vừa vui vừa thú vị đó.
Không những vậy, sự đồng hành của bố mẹ xuyên suốt việc học tập rất quan trọng với trẻ. Mỗi tối, bố mẹ hãy dành một khoảng thời gian để cùng đọc và kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích, giúp em yêu thích đọc sách và ham học hỏi khám phá hơn nữa.
Phương pháp chơi trò chơi
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất, không chỉ ở nhà mà còn cả ở trường mầm non. Các trò chơi kích thích sự tương tác phản ứng sẽ giúp mẹ tăng khả năng phản xạ và sự nhanh nhạy của trí não. Bố mẹ lưu ý, mỗi lần bé chiến thắng, hãy thưởng cho con một chiếc ôm hôn hoặc sticker để động viên và khuyến khích con phát huy sau này.
Một số trò chơi hay áp dụng dạy trẻ mẫu giáo học chữ cái
- Trò chơi đập bảng: Hãy chuẩn bị một tấm bảng, dùng phấn vẽ một dãy các chữ cái lên bảng. Khi mẹ đọc đến chữ cái nào, bé sẽ đập tay vào chữ cái tương ứng.
- Trò chơi cắt dán, tô màu: Hãy chuẩn bị một số hình ảnh đồ vật có các chữ cái bé đã học. Khi mẹ đọc tên 1 chữ cái bất kỳ, bé sẽ tìm các hình ảnh đồ vật có chứa chữ cái đó, sau đó cắt dán và tô màu đồ vật bé tìm được.
- Kết hợp trò chơi vận động: Nếu có một không gian đủ rộng, bố mẹ hãy dán các hình chữ cái và đồ vật có chứa những chữ cái bé đã học. Xuất phát bé sẽ đứng ở trung tâm, và lần lượt nhảy lò cò vào các chữ cái và đồ vật có chứa chữ cái mà mẹ đọc.
Dạy con chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt dạy trẻ mẫu giáo bởi trẻ chưa có sự tập trung lâu dài so với các lứa tuổi lớn hơn. Học chữ cái chỉ là bước đầu trong hành trình đồng hành học tập tương lai cùng bé cưng của bố mẹ. Hy vọng rằng, với các thông tin trên, bố sẽ sẽ chọn được phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất để dạy chữ cái cho con.
Nội dung liên quan: