Rất nhiều phụ huynh thường hay đau đầu về việc ăn uống của trẻ nhỏ, nào là trẻ không chịu ăn rau, không “hợp tác” ngồi vào bàn ăn,..và đôi lúc trẻ hay nôn trớ sau mỗi bữa ăn. Tuy đây là hiện tượng thường gặp nhưng nếu không có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho trẻ. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và cũng xử trí khi trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn.
Vì sao trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn?
Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn là do dạ dày của trẻ chưa tạo thành góc cong như người lớn; đồng thời vì hệ thần kinh chưa hoàn thiện, dẫn đến dạ dày thường bị kích thích nên xảy ra tình trạng nôn trớ. Đến khi con lớn hơn cũng là lúc hệ tiêu hóa được phát triển toàn diện, hiện tượng này sẽ dần biến mất. Do đó, khi thấy trẻ nôn mà không kèm các triệu chứng như đau bụng, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy thì không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, mẹ cần chú ý quan sát và đưa trẻ đến ngay bệnh bệnh viện để điều trị kịp thời nếu trẻ vừa nôn sau khi ăn và có kèm các dấu hiệu bất thường nhé. Bởi vì rất có thể, trẻ gặp phải các nguyên nhân khiến trẻ nôn bởi bệnh lý.
1. Trẻ bị nhiễm trùng dạ dày ruột
Nếu trẻ 3 tuổi bị nôn sau bữa ăn kèm theo các biểu hiện như sốt, đau bụng, trẻ bị tiêu chảy và nôn thì rất có thể là do trẻ ăn phải những thực phẩm có chứa vi khuẩn hoặc lây nhiễm từ môi trường dẫn đến bị nhiễm trùng dạ dày ruột.
2. Dị dạng đường tiêu hóa
Với những trẻ nhỏ bị khiếm khuyết hoặc dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh như trẻ bị teo hẹp thực quản, phình đại tràng, ruột non, tắc ruột… sẽ rất hay bị nôn sau khi ăn. Bệnh lý này cần điều trị theo tiến đồ của bác sĩ sớm để tránh nguy hiểm và giúp trẻ nhanh chóng ăn uống bình thường, phát triển khỏe mạnh.
3. Dị ứng thực phẩm
Thông thường, một số loại đồ ăn như sữa bò, đậu phộng, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều…), hải sản, lúa mì, cá, trứng…dễ làm trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn do bị dị ứng. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện các triệu chứng như ho, nổi mề đay, khó nuốt, nặng hơn là khó thở. Với trường hợp này, mẹ cần chú ý thực đơn hằng ngày và thông báo cho nhà trường để tránh trẻ ăn phải thực phẩm bị dị ứng.
4. Hẹp môn vị
Môn vị là vị trí nằm giữa dạ dày và ruột, do đó hẹp môn vị cũng có thể khiến trẻ bị nôn sau mỗi bữa ăn. Nguyên nhân này tuy hiếm gặp nhưng các mẹ cũng cần phải cảnh giác để có thể đưa trẻ đi phẫu thuật.
5. Các vấn đề về thần kinh và não
Đối với các trường hợp xấu nhất là do trẻ bị chấn thương não hoặc có các khối u trong não cũng gây ra tình trạng ăn vào là bị nôn. Dấu hiệu nhận biết cụ thể là khi mẹ thấy trẻ bị sốt miên man, ngủ mê, ăn vào nôn ra, cơ thể xanh xao, nằm một chỗ…Khi ấy, người nhà cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời chữa trị.
Mẹ cần làm gì khi trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn?
Khi thấy trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn, điều mẹ cần làm là vuốt ngực hoặc lưng cho trẻ theo chiều từ trên xuống để xoa dịu, sau đó dùng khăn sạch lau miệng cho trẻ. Nôn mửa cũng làm trẻ mất nước, vì thế mẹ nên bổ sung lượng nước cần thiết.
Cho bé uống thêm nước trái cây sau mỗi bữa ăn: Sau bữa ăn từ 15 – 20 phút mẹ có thể cho trẻ uống 1/2 cốc nước cam hay các loại nước ép có vitamin C như nho, kiwi để tăng cường dịch vị. Trẻ không nên uống sữa hoặc nước ngọt có gas dễ khiến buồn nôn hơn.
Để dạ dày của trẻ không bị “quá tải”, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn và cách nhau 3 giờ. Bên cạnh đó, mẹ không nên cho con ăn rau củ, trái cây giàu chất xơ (bông cải xanh, bí đỏ, cam, khoai tây…) vì chúng khó tiêu hóa hơn, ngoài ra cũng nên tránh để cho trẻ ăn thức ăn có hàm lượng đường cao như kem và bánh kẹo.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung chế phẩm men vi sinh có chứa các bào tử lợi khuẩn cho trẻ để giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó hạn chế được tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn. Và hơn hết bên cạnh việc không bắt trẻ ăn quá nhiều và quá nhanh, dễ làm tâm lý trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn mà mẹ cần lưu ý không cho trẻ hoạt động mạnh để tránh tình trạng nôn ói.
Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn tuy là hiện tượng thường gặp nhưng nếu mẹ không biết xử lý đúng cách thì rất dễ gây nguy hiểm khi chất nôn tràn vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp. Hãy cùng STEAMe trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bình tĩnh xử trí khi gặp trường hợp này, ba mẹ nhé!
>>Xem thê: Phụ huynh nên dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc như thế nào?