Trẻ 4 đến 5 tuổi đã có những thay đổi trong nhận thức và tình cảm rõ rệt. Vì thế, bố mẹ cần thấu hiểu tâm lý bé 4 tuổi để định hướng phát triển đúng đắn cho con. Bài viết này nhằm giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý và những chia sẻ cách giáo dục đúng đắn để nuôi dạy con tốt hơn.
Đặc điểm tâm lý bé 4 tuổi mẹ nên biết
Ý thức “cái tôi” của bản thân rõ nét
“Cái tôi” chính là cá tính riêng của từng người, đó là tính cách mà bất kỳ ai cũng muốn thể hiện trước mọi người xung quanh. Và khi lên 4 tuổi, bé bắt đầu nhận thức về “cái tôi” của bản thân, bé đã có thể phân biệt mình và những người xung quanh (ông bà, cha mẹ, anh chị hay bạn bè, cô giáo,…). Đồng thời, cá tính của bé thể hiện rất rõ trong việc ăn uống, chơi đùa. Chẳng hạn như bé chọn những gì mình thích ăn hay chơi những món đồ chơi và trò chơi mình thực sự thích.
Bên cạnh đó, bé đã biết chú ý đến những nhận xét của người khác đối với mình. Chính vì vậy, bố mẹ không nên so sánh con mình với bé khác để tránh ảnh hưởng tâm lý bé 4 tuổi. Trẻ sẽ bắt đầu tin rằng những người khác đều giỏi hơn mình và bản thân không có khả năng thực hiện tốt hoặc sống theo sự kỳ vọng của người lớn. Đây là cảm giác rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần cũng như khả năng học tập của trẻ
Không nên so sánh con với bé khác để tránh ảnh hưởng tâm lý
Quan trọng hơn, tùy vào sự uốn nắn, định hướng của bố mẹ mà tính cách của bé sẽ khác nhau. Bé có thể rất tự tin, có chính kiến; nhưng nếu bố mẹ giáo dục không đúng đắn sẽ dễ hướng bé trở thành người tự cao, tự đại, ích kỷ. Vì vậy cần phải hiểu rõ về “cái tôi” của con mình để có định hướng tốt cho bé hơn.
Biết bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn
Nếu quan sát kỹ, bố mẹ có thể nhận thấy cảm xúc của trẻ 4 tuổi thể hiện rất rõ rệt. Vì vậy, vai trò của giáo dục cảm xúc trong độ tuổi này là cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn con thường quấn quít hơn với người mà bé có nhiều tình cảm hơn; nhưng ngược lại nếu bé không thích thì sẽ rất cứng đầu và ngoan cố.
Ở độ tuổi này, bé cũng bắt đầu có sự khác biệt tính cách theo giới tính: bé trai hiếu động hơn, thích chơi xe ô tô, trò chơi vận động; còn bé gái nhẹ nhàng, hòa đồng hơn, thích chơi búp bê, bán đồ hàng,…
Có thể nói giai đoạn bé lên 4, tâm lý sẽ có nhiều biến đổi. Tính cách bé ngoan ngoãn hay ngang bướng sẽ do sự giáo dục của gia đình mà hình thành. Vì vậy, bố mẹ cần nắm bắt tâm lý bé 4 tuổi và có những “kỷ luật tích cực” để bé có nếp sống tốt.
Thích bắt chước làm theo người lớn
Điểm thú vị và hài hước ở tâm lý bé 4 tuổi là cực kỳ thích bắt chước hành động của người lớn. Chính vì vậy, bố mẹ sẽ thường bắt gặp bé hay đóng vai gia đình và tái hiện lại các hoạt động hằng ngày mà con thấy. Ví dụ như bé gái bắt chước mẹ làm đẹp, nấu ăn; còn bé trai “làm bố” trồng cây, sửa đồ dùng,..
Đặc biệt, bé 4 tuổi ghi nhớ rất nhanh các sự vật, hiện tượng bắt gặp trong cuộc sống, nhất là những sự việc để lại ấn tượng mạnh với bé. Điều này sẽ giúp làm tăng nhanh vốn hiểu biết của bé; đồng thời đây là thời điểm để bé bắt đầu làm quen với các “môn học mới” như năng khiếu.
Rất thích bắt chước người lớn
Tâm lý bé 4 tuổi muốn được xem mình như người lớn
Hầu hết bé ở độ tuổi này rất thích được người lớn khen ngợi. Khi được người khác khuyến khích, cổ vũ, bé sẽ hăng hái làm việc hơn.
Bố mẹ đã bao giờ thấy bé “líu lo” nói chuyện suốt cả ngày và muốn mình lắng nghe con nói chưa? Đặc điểm tâm lý bé 4 tuổi rất hay nói cười và thích người khác lắng nghe mình nói đấy ạ. Và bé cũng hay lắng nghe bố mẹ, ông bà nói chuyện với nhau và sẽ học lại một cách dễ dàng.
Thích trò chuyện cùng người lớn
Để nuôi dạy bé tốt, mẹ nên làm gì?
Không chỉ ở bé 3 tuổi mới diễn ra sự khủng hoảng trong tâm lý, mà ngay khi lên 4 sự khủng hoảng ấy diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì thế, nếu không có sự giáo dục đúng đắn của gia đình sẽ dễ định hướng tính cách và sự phát triển của bé lệch lạc.
Những điều bố mẹ nên làm để tâm lý bé 4 tuổi phát triển tốt hơn:
- Uốn nắn các phép tắc “đi hỏi về chào”, nói chuyện lễ phép, cách cảm ơn, cách xin lỗi và luyện cho bé tập nói tròn câu.
- Khi bé ương bướng, không nghe lời thì bố mẹ nên đưa ra những thức kỷ luật tích cực phù hợp để con có thể nhận ra lỗi và sửa. Tuy nhiên, nên tránh việc la mắng và đòn roi để không ảnh hưởng tâm lý của bé.
- Tạo điều kiện cho bé được làm những việc phù hợp với khả năng, khuyến khích bé tự làm các công việc tự phục vụ và giúp đỡ người khác.
- Cùng tham gia hoạt động đóng vai với bé để tăng sự tương tác và hiểu tính cách, suy nghĩ của bé hơn.
- Tổ chức các hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ như đọc sách, kể chuyện, biểu diễn văn nghệ,… và tạo cơ hội bé được thể hiện mình. (Gợi ý bố mẹ những quyển sách cho bé 4 tuổi)
- Phải gương mẫu trong hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ vì bé rất thích bắt chước.
Tâm lý bé 4 tuổi không quá phức tạp và khó để hiểu rõ như bố mẹ nghĩ, chỉ cần quan tâm đến sở thích của bé là có thể hướng dẫn con thể hiện cá tính một cách đúng đắn và nuôi dạy con phát triển toàn diện.