STEM hiện đang là mô hình giáo dục được ưa chuộng và phổ biến trong những năm gần đây. Chương trình giáo dục STEM được phổ cập ở tất cả các bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thế hệ trẻ. Đối với các bậc phụ huynh đang có con em học cấp 3, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết về vai trò và cách thức triển khai của giáo dục STEM tại THPT.
Đặc điểm của giáo dục THPT
Chương trình cấp 3 chứa những kiến thức quan trọng phục vụ cho kì thi THPT quốc gia, chính vì vậy chương trình học sẽ gian nan hơn, khối lượng kiến thức và bài tập cũng nặng và “khó nhằn” hơn nhiều so với khi học THCS. Các môn học trong chương trình phổ thông đòi hỏi khả năng tư duy, phân tích cao hơn, yêu cầu sự tập trung học tập nghiêm túc của học sinh.
Giáo dục THPT là giai đoạn giáo dục tiệm cận thực tế nhất của học sinh. Đây cũng là thời gian để học sinh tìm tòi, khám phá bản thân, tìm ra thế mạnh và điểm yếu của mình, làm tiền đề cho việc lựa chọn khối học, ngành nghề phù hợp. Ví dụ, học sinh học tốt các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh sẽ có thuận lợi hơn khi lựa chọn ngành nghề thuộc khối khoa học tự nhiên. Và ngược lại, nếu có lợi thế với các môn Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ.. thì các em nên theo khối khoa học xã hội.
Ba năm cấp 3 có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi người, chính vì vậy áp dụng giáo dục STEM cho giai đoạn này là vô cùng cần thiết để trang bị kiến thức tương đối toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản cho học sinh để các em có hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân, qua đó lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, làm việc tự do.
Các trường THPT có thể triển khai STEM theo nhiều cách như dạy học các môn khoa học theo bài học STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM, tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, do chương trình học cấp 3 thường chú trọng vào quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT nên việc giảng dạy các môn học STEM vẫn chưa được nhiều trường áp dụng.
Giáo dục STEM cho THPT hiện nay chủ yếu là dưới dạng tham gia CLB do giáo viên của trường và giảng viên các trường đại học cùng hướng dẫn học sinh triển khai các dự án học tập như: cảm biến và dữ liệu, nông nghiệp thông minh, công nghệ nano, robot tự vận hành, toán học và nghệ thuật. Các dự án học tập này thường liên quan đến các chủ đề mới mẻ, hấp dẫn và có chút thử thách nhưng không quá khó, qua đó giúp học sinh hiểu được ý nghĩa ứng dụng của kiến thức, thí dụ như dự án cảm biến và dữ liệu dạy học sinh về nguyên lý và cách sử dụng các loại cảm biến để đo các thông số liên quan đến môi trường. Ngoài ra, nhiều trường THPT cũng tổ chức Ngày hội STEM để khuyến khích học sinh sáng tạo và phát triển khả năng của bản thân trong việc nghiên cứu, khám phá và chế tạo ra nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng thông qua việc tiếp xúc và trải nghiệm mô hình giáo dục này.
Hiện nay, hầu hết các trường THPT đều có CLB STEM do giáo viên trực tiếp quản lý và hướng dẫn học sinh như các trường THPT Lê Quý Đôn (Hải Phòng), THPT Amsterdam, THPT Thăng Long (Hà Nội), Chuyên Trần Đại Nghĩa (HCM), Chuyên Hà Tĩnh…
Lợi ích của giáo dục STEM đối với THPT
STEM đem lại hiệu quả tích cực cho học sinh phổ thông trên hành trình khám phá, phát triển năng lực của bản thân và ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi trong tương lai của mỗi người. Trong bài viết này, STEAMe GARTEN sẽ giúp các bậc phụ huynh làm rõ lợi ích của giáo dục STEM đối với THPT.
Phát huy năng lực tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề
Thông qua STEM, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách gắn kết, tiếp nhận kiến thức tổng hợp theo cách tiếp cận liên môn. Không chỉ học những kiến thức cơ bản, các em sẽ thực hành để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, giải quyết những vấn đề khác nhau trong cuộc sống và phát triển tư duy sáng tạo cũng như kỹ năng thực hành.
Nhất là trong năm học cuối cấp, việc học tích hợp các môn khoa học công nghệ sẽ giúp học sinh tiết kiệm được thời gian, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiến thức được truyền dạy, nhờ đó học sinh vừa phát huy được khả năng của bản thân vừa có thể dành thời gian cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, vai trò ý nghĩa của giáo dục STEM cũng là trang bị cho học sinh cấp 3 những kiến thức và kỹ năng căn bản phù hợp với nhu cầu phát triển của thế kỷ mới như khả năng diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng phản biện và sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm…nhạy bén trong xử lý tình huống. Đây là những kỹ năng cực kỳ cần thiết khi các em học và làm việc ở những môi trường với tiêu chuẩn cao hơn như Đại học, môi trường làm việc công ty, doanh nghiệp.
Cơ hội về kiến thức, kỹ năng trong thực tế cuộc sống, tạo ra những sản phẩm ý nghĩa
Trải nghiệm giáo dục STEM tạo cơ hội để học sinh chủ động tìm tòi và nghiên cứu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để có thể giải quyết tình huống thực tiễn liên quan đến bài học. Đây chính là cách học tốt nhất, kích thích cách vận dụng những kiến thức mà mình học được vào thực tiễn.
Các sản phẩm, dự án được hình thành từ giáo dục STEM có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cộng đồng, xã hội.
Đặc biệt, trong Ngày hội STEM đầu tiên dành riêng cho học sinh THPT được tổ chức tại Hà Nội, các bạn học sinh đến từ trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đã giành giải nhất cuộc thi Think Eco trong khuôn khổ Ngày hội với dự án “Hệ thống tối ưu đèn giao thông tại ngã tư một chiều”.
Ảnh hưởng tới quá trình định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Với học sinh phổ thông, việc theo học mô hình STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích các em có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau.
Những học sinh học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn; khả năng sáng tạo, tư duy logic; hiệu suất học tập và làm việc vượt trội; và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh. Điều này sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan và tự lựa chọn được hướng đi phù hợp với bản thân trong tương lai.
Làm thế nào để ứng dụng giáo dục STEM hiệu quả tại THPT
Hiện nay, việc triển khai STEM vào bài giảng trên lớp ở nhiều trường THPT còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Để ứng dụng STEM hiệu quả tại THPT, nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên, chất lượng kiến thức giảng dạy và cách thức thực hành là những yếu tố quan trọng.
Các hoạt động giáo dục STEM cho khối THPT yêu cầu cao về tính chuyên môn, đa ngành, liên ngành, thế nên không phải giáo viên nào cũng có khả năng hướng dẫn học sinh sinh hoạt các nội dung phong phú, đa dạng của STEM. Chẳng hạn, giáo viên Lý thường chỉ có kỹ năng giảng dạy môn Lý, trong khi để tiến hành các tiết học theo định hướng STEM, giáo viên cần có kỹ năng hướng dẫn tổ chức dự án, xây dựng sản phẩm. Đặc biệt, việc chuẩn bị giáo án STEM là vô cùng quan trọng bởi giáo án STEM không chỉ là cách giáo viên truyền tải đi lý thuyết mà còn là cách học sinh tiếp thu được những kiến thức đó. Chính vì vậy, trong một bài giảng STEM, giáo viên thường lồng ghép nhiều phương pháp giảng dạy như trình chiếu powerpoint, tổ chức trò chơi, thảo luận nhóm… để gợi sự hứng thú của học sinh với bài học, qua đó việc truyền tải và tiếp thu kiến thức sẽ đạt được hiệu quả cao.
Trong một bài học STEM chứa rất nhiều kiến thức khoa học, công nghệ. Học sinh sẽ không phải học riêng từng môn học với lượng kiến thức hàn lâm vô cùng khó nhớ nữa mà giờ đây, các lý thuyết đều được tổng hợp có chọn lọc, được truyền tải đến học sinh một cách phù hợp. Trong một giờ học STEM, học sinh có thể học được những kiến thức của cả các môn Vật Lý, Công Nghệ và Tin Học qua các thí nghiệm về Robot, sự chuyển động của vật thể…
Giáo dục STEM chỉ thực sự hiệu quả khi học sinh có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để thực hiện được điều này, cần linh hoạt giữa việc giảng lý thuyết và để học sinh thực hành. Việc thành lập CLB STEM, tổ chức ngày hội STEM sẽ tạo điều kiện cho các em được trải nghiệm thực tế nhiều hơn, qua đó khuyến khích học sinh nghiên cứu và sáng tạo sản phẩm. Điều này sẽ khiến cho giáo dục STEM tại THPT đạt được hiệu quả tốt hơn.
STEM không như những chương trình giáo dục thường thấy. Bởi tính ứng dụng cao nên một người có thể học STEM từ khi còn nhỏ đến khi đã trưởng thành để bản thân luôn được trang bị những kiến thức phục vụ, giúp ích cho đời sống hàng ngày. Để học sinh phát huy được tốt nhất những khả năng và trí tuệ của mình, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên để con em mình được tiếp xúc và trải nghiệm sớm với mô hình giáo dục STEM.
Tại STEAMe GARTEN, trẻ có cơ hội được tiếp xúc sớm với khoa học công nghệ, tìm tòi, ứng dụng vào thực tế, tăng khả năng thích ứng với cuộc sống; tự tin giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, trẻ còn được tham gia các hoạt động bổ trợ: thực hành theo nội dung môn học, hoạt động tại các phòng chức năng; Các hoạt động ngoài trời: khám phá – sáng tạo cùng thiên nhiên; tham gia các dự án học tập; các hoạt động dã ngoại.
Hiện nay, mô hình STEM tại THPT đã đạt được những thành tích nổi bật, được thủ tướng công nhận và khuyến khích triển khai ở nhiều bậc học. Tuy nhiên, STEM sẽ đạt được những hiệu quả tốt hơn nếu học sinh được tiếp xúc và trải nghiệm STEM từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, STEAMe GARTEN đã ứng dụng STEM vào chương trình giáo dục mầm non và mẫu giáo giúp trẻ có được những hành trang và kỹ năng cần thiết ngay giai đoạn đầu đời để có thể tự tin bước vào những bậc học cao hơn.