Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng để tạo nên thành công trong cuộc sống. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên giáo dục trẻ 5 kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để giúp cho cuộc sống sau này của con dễ dàng và thuận lợi hơn.
Khi nào trẻ có thể học quản lý thời gian
Quản lý thời gian là kỹ năng xuyên suốt từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, góp phần vào quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân của mỗi người. Đối với trẻ nhỏ, việc quản lý thời gian cũng rất cần thiết bởi các em cũng cần phân bổ thời gian học hành, giải trí, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Chính vì vậy, trong quá trình trẻ hình thành thành nhận thức, làm chủ được hành động và suy nghĩ của bản thân, gia đình và nhà trường nên để trẻ tiếp xúc và làm quen với kỹ năng quản lý thời gian. Cụ thể hơn, trẻ từ 3 tuổi trở lên đã có thể bắt đầu được học về quản lý thời gian và có thể áp dụng vào thực tế đời sống với những hoạt động đơn giản.
Một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng để con hình thành thói quen
Đồng hành cùng sự trưởng thành và lớn khôn của con, cha mẹ là người thầy, người hướng dẫn đầu tiên của con. Vì vậy, khi dạy con những kỹ năng sống, cha mẹ nên chú tâm nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp, cách thức hợp lý cho phù hợp với trẻ nhà mình. Về kỹ năng quản lý thời gian, dưới đây là một số phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để con hình thành được thói quen tốt này.
1. Trang bị cho con một chiếc đồng hồ
Đồng hồ là minh chứng rõ nhất cho sự tồn tại của thời gian. Khi còn nhỏ, trẻ không biết “thời gian” là gì, thời gian được đo lường như nào, nếu chỉ nói suông thì sẽ rất khó để trẻ hình dung ra được khái niệm “thời gian”. Việc chuẩn bị cho con một chiếc đồng hồ đeo tay, hoặc để đồng hồ để bàn và dạy con cách xem đồng hồ, sự hoạt động của ba loại kim… là bước đầu tiên cha mẹ nên làm trong quá trình dạy con kỹ năng quản lý thời gian.
Đồng hồ với những con số tạo ra sự chính xác về thời gian, giúp trẻ hình dung được 5 phút, hay 5 tiếng là bao lâu, từ đó trẻ sẽ có sự sắp xếp việc làm cho phù hợp với thời gian mình có được.
Ví dụ, khi được nhắc nhở rằng 7 giờ vào lớp học, bé sẽ biết mình nên thức dậy vào lúc nào và đo lường được thời gian chuẩn bị đồ của bản thân, từ đó trẻ sẽ tự biết sắp xếp thời gian hợp lý cho tránh bị muộn học.
2. Giáo dục qua những câu chuyện về thời gian
Trẻ nhỏ rất thích nghe kể chuyện. Mỗi câu chuyện không chỉ chứa đựng cốt truyện thú vị, thu hút trẻ em mà đằng sau đó đều ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống. Đọc truyện cho bé nghe hàng ngày trước khi đi ngủ là một cách giáo dục hiện đại, không chỉ có tác dụng giúp thư giãn giải trí mà còn đem tới cho trẻ những bài học quý báu trong cuộc sống.
Kho tàng truyện cổ dân gian có vô vàn những câu chuyện hay về thời gian, ví dụ như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Rùa và Thỏ”… Qua những câu chuyện đó, trẻ sẽ hiểu hơn về giá trị của thời gian và dần hình thành nhận thức về việc sử dụng thời gian một cách đúng đắn và hiệu quả.
3. Chuẩn bị cho trẻ cuốn sổ ghi nhớ
Quản lý thời gian không phải là một việc đơn giản. Người lớn còn hay quên chứ nói gì đến trẻ nhỏ. Vì vậy, việc chuẩn bị cho con một cuốn sổ ghi nhớ là hoàn toàn cần thiết. Cha mẹ nên dạy con ghi lại những việc đã làm và cần làm để trẻ có thể quản lý và theo dõi bản thân một cách có hệ thống, từ đó biết cách sắp xếp thời gian phù hợp với công việc của bản thân.
Với trẻ mẫu giáo, cha mẹ có thể giúp bé hệ thống hóa đầu việc bằng hình ảnh, dán nhãn nhiều màu sắc, từ đó vừa giúp bé quản lý được thời gian vừa tăng khả năng ghi nhớ và phát huy sự sáng tạo của bản thân.
4. Lên thời gian biểu hàng ngày cho con
Cùng con lập kế hoạch cho những hoạt động cần làm trong ngày và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp con nhận biết được việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau, lượng thời gian làm như nào, từ đó con sẽ hình thành được thói quen hoàn thành công việc đúng giờ, tránh chậm trễ vì nhiều lý do chủ quan.
Nếu không lên thời gian biểu, trẻ con ham chơi sẽ rất hay quên những việc cần làm. Chính vì vậy, có một bản kế hoạch với thời gian biểu theo ngày, theo tuần hoặc thậm chí là theo tháng sẽ giúp con quản lý quỹ thời gian của mình một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.
5. Rèn thói quen đúng giờ cho con
Đúng giờ là một trong những đức tính quan trọng góp phần tạo nên giá trị con người. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên giáo dục con nhận thức được tầm quan trọng của việc đúng giờ. Đến trễ không chỉ thể hiện được tính cách không cẩn thận, cẩu thả mà còn cho thấy sự thiếu trách nhiệm của người trễ hẹn.
Dạy con cách sắp xếp công việc, ước lượng thời gian để không đi muộn trong các buổi học, những buổi hẹn, sự kiện…, trẻ không chỉ rèn luyện được kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn mà còn có trách nhiệm hơn với công việc và cuộc sống của mình.
Nội dung liên quan:
Thời gian biểu cho trẻ tại STEAMe GARTEN luôn được đảm bảo chính xác
Giáo dục STEAM bên cạnh việc dạy cho trẻ những phương pháp học tập và tiếp thu kiến thức mới mẻ, hiệu quả, còn cung cấp môi trường để trẻ rèn luyện được các kỹ năng quản lý thời gian cần thiết cho bản thân.
Với trẻ mầm non, bên cạnh việc học tập tiếp thu kiến thức thì các hoạt động vui chơi cũng rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy, các lớp học của STEAMe thường chỉ kéo dài từ 15 đến 30 phút, sau đó nhường chỗ cho các hoạt động thực tế, vui chơi, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết khác.
Hệ thống mầm non STEAMe GARTEN áp dụng những phương pháp lên kế hoạch, lập thời gian biểu khoa học hiện đại để lịch trình cho bé ở trường luôn được đảm bảo chính xác. Thời gian giữa các buổi học và giờ nghỉ giải lao được phân bổ một cách hợp lý để các con không bị “quá tải” hay cảm thấy áp lực.
Dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian là việc làm cần thiết không chỉ của cha mẹ mà còn của những người làm giáo dục. STEAMe GARTEN tự hào đồng hành cùng gia đình trên hành trình giúp trẻ hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp, rèn luyện kỹ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống của bản thân và xã hội.
Các bậc phụ huynh quan tâm tới giáo dục STEM là gì xin vui lòng điền form đăng ký để được tư vấn chi tiết.