Ngăn nắp là một đức tính tốt, giúp trẻ chủ động trong cuộc sống và có trách nhiệm với bản thân. Dạy con tính ngăn nắp càng sớm, ba mẹ sẽ càng yên tâm rằng khi trưởng thành bé sẽ có nếp sống gọn gàng, kỷ luật và biết sắp xếp mọi chuyện chu toàn.
Khi nào bố mẹ có thể dạy trẻ về tính ngăn nắp?
Đa phần những thói quen của trẻ nhỏ đều được hình thành dưới sự giám sát và khuyến khích của bố mẹ và gọn gàng, ngăn nắp cũng không ngoại lệ. Lứa tuổi dưới 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu phát triển về nhận thức, để ý các hoạt động diễn ra xung quanh mình và bắt đầu học theo. Phụ huynh có thể bắt đầu hướng dẫn các bé sắp xếp đồ đạc khi dùng xong. Ở độ tuổi này, phụ huynh cũng không nên ép buộc bé vì các bé chưa nhận thức rõ ràng được đúng sai. Chúng ta cần dạy dỗ và uốn nắn từ từ để trẻ học được những tính tốt từ bố mẹ.
Nội dung liên quan:
Một số phương pháp tạo dựng thói quen ngăn nắp cho trẻ
1. Đặt ra những quy định chung cho cả gia đình
Hãy xây dựng một bản nội quy cho cả gia đình, trong đó có cả những việc đơn giản mà bé có thể làm được. Bạn hãy giúp bé nhận thức được mọi đồ đạc trong nhà như quần áo, giày dép, sách vở, đồ chơi… đều có chỗ riêng của chúng.
Ví dụ cụ thể: Sau khi bé chơi xong, phụ huynh cần hướng dẫn cho bé cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nếu đồ chơi ít, bạn có thể chuẩn bị một cái rổ với kích thước vừa phải để cho bé bỏ vào. Còn nếu nhiều đồ chơi khác nhau như thú nhồi bông, bộ lắp ráp,… bạn cần chuẩn bị một vài chiếc rổ phù hợp để bé phân loại đồ chơi.
Các bố mẹ cũng nên đảm bảo rằng những quy định này đều phải được thực hiện bởi các thành viên khác trong gia đình. Khi thấy người lớn nghiêm túc thực hiện những quy định, trẻ sẽ bắt chước theo và dần hình thành thói quen gọn gàng ngăn nắp.
2. Bố trí vật dụng ở nơi hợp lý và loại bỏ những vật dụng không cần thiết
Các con cũng có nhiều đồ vật riêng để cất giữ, bố mẹ hãy giúp bé bố trí một khu vực giúp bé có thể sắp xếp đồ dùng của mình một cách khoa học. Thêm vào đó, trẻ nhỏ chưa đủ cao nên bố mẹ hãy để kệ hay túi treo đồ trong tầm với của trẻ, để khi muốn dùng trẻ có thể lấy được ngay, tránh tai nạn do leo trèo.
Với những đồ dùng đã cũ, ít sử dụng nhưng lại chiếm một khoảng không gian đáng kể trong nhà, hãy cùng bé lọc ra những gì không cần thiết như bao bì, giấy báo, quần áo cũ… Những gì còn sử dụng được, bạn có thể cho bé làm kế hoạch nhỏ, quyên góp giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy, bé sẽ vừa biết cách dọn dẹp không gian sống ngăn nắp, vừa biết tiết kiệm, tái sử dụng lại đồ cũ.
3. Kiên nhẫn với trẻ
Để hình thành được thói quen gọn gàng, ngăn nắp trẻ cần được bố mẹ cho thời gian làm quen và bảo ban tận tình. Hướng dẫn bé làm những việc nhỏ nhặt trước như gấp quần áo bỏ vào tủ và cho bé thực hành ngay sau đó. Nhắc nhở bé nếu bé làm chưa đạt yêu cầu. Cách chỉ dạy từng ly từng tí như vậy sẽ khiến trẻ nhớ lâu và không phạm phải sai lầm.
Cùng với đó, ba mẹ hãy khen ngợi con sau những cố gắng mà con đã làm được. Đó là điều vô cùng cần thiết để trẻ hào hứng và có thêm động lực hơn với những việc mình làm.
4. Trở thành tấm gương cho con noi theo
Bố mẹ luôn là tấm gương mà trẻ noi theo, mọi hành động của bố mẹ đều có tầm ảnh hưởng đến trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên để ý lời ăn tiếng nói, cách sống trước mặt con trẻ, luôn gọn gàng, ngăn nắp và hướng dẫn bé thực hành để hình thành thói quen.
Giáo dục STEAM đề cao tính ngăn nắp ở trẻ
Không gian học tập tại STEAMe luôn gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, các vật dụng phục vụ cho việc học của các bé luôn để trong tầm với của trẻ. Những hoạt động học tập tại STEAMe luôn được khéo léo lồng ghép việc rèn luyện cho trẻ tính ngăn nắp:
Dạy trẻ tính ngăn nắp là một tiến trình tốn khoảng thời gian nhất định. Nhưng một khi trẻ đã học được tính ngăn nắp thì cuộc sống của trẻ sẽ nhịp nhàng và có tổ chức hơn nhiều.
Phụ huynh quan tâm đến mô hình giáo dục STEM vui lòng điền thông tin vào form dưới đây để được tư vấn!