Trẻ nhỏ thường thích thú với những vật nuôi xung quanh mình và mong muốn cha mẹ cho phép nuôi thú cưng trong nhà để có một “người bạn” gần gũi, sẻ chia. Tuy nhiên cha mẹ cần biết rõ ưu và nhược điểm khi cho trẻ nuôi thú cưng để niềm vui của con được trọn vẹn nhất.
5 lợi ích khi cho trẻ nuôi thú cưng
1. Giúp trẻ hình thành tính kỷ luật
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nuôi thú cưng trong nhà, trẻ sẽ hiểu hơn về tính kỷ luật. Nguyên nhân là do trẻ thường áp dụng kỷ luật cho thú cưng như đi vệ sinh đúng nơi, ăn/ ngủ đúng giờ, tắm sạch sẽ. Việc đào tạo thú cưng đi vào nguyên tắc chính là cơ hội để trẻ tự rèn luyện và thực hiện đúng kỷ luật cho bản thân mình.
2. Giảm bớt sự cô đơn, giúp trẻ có cảm giác an toàn
Khi bị cha mẹ mắng, bị điểm kém hay buồn về một việc gì đó…trẻ sẽ thường thủ thỉ, tâm sự với thú cưng và vật nuôi là người bạn không bao giờ bỏ rơi trẻ. Chính điều này mang đến cho trẻ cảm giác được an toàn khi bên chúng. Nhờ vậy, trẻ sẽ được giải tỏa mọi nỗi niềm và vui vẻ trở lại ngay sau đó.
3. Giúp trẻ biết yêu thương, chăm sóc
Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức chăm sóc và yêu thương người khác. Bởi trẻ không chỉ vui đùa cùng chúng mà còn biết quan tâm tới thú cưng như: cho thú ăn hoặc tắm, ôm ấp, vuốt ve, kể chuyện, thậm chí là tâm sự khi có chuyện vui, buồn. Chính điều đó đã hình thành nhân cách sống có trách nhiệm và biết yêu thương hơn ở trẻ.
4. Tăng khả năng vận động
Thú cưng cũng giống như một người bạn đồng hành cùng trẻ suốt thơ ấu. Chúng cùng trẻ nô đùa thoải mái, giúp trẻ luôn vui vẻ và tăng khả năng vận động, chơi đùa ngay từ khi còn nhỏ.
Đặc biệt, với những chú chó nhỏ, trẻ sẽ có cơ hội được chạy nhảy cùng chúng ngoài công viên, dưới ánh nắng mặt trời dịu mát, không khí trong lành. Điều này rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
5. Bình tĩnh và tự tin hơn
Một đứa trẻ đứa trẻ dù nhút nhát đến đâu, nhưng sau khi tiếp xúc với thú nuôi chúng cũng cảm thấy vui vẻ, yêu đời và nâng cao sự tự tin hơn. Bởi thú cưng không chỉ là vật nuôi, nó còn là bạn, luôn lắng nghe trẻ và không bao giờ làm trẻ buồn, tự ti về bất cứ điều gì ở bản thân.
3 nhược điểm khi trẻ nuôi thú cưng
1. Nguy cơ gây dị ứng
Đây là một trong những mối lo lắng của các gia đình khi nuôi thú cưng. Chó, mèo gãi hay rũ lông làm bụi trong lông và cả những sợi lông nhỏ li ti trên cơ thể vật nuôi rụng, bám lại trên chăn, màn, ghế sofa, thảm, các vật dụng trong nhà. Đó là nguyên nhân gây ra dị ứng đối với những người có cơ thể mẫn cảm.
2. Nguy cơ bị thú cưng tấn công
Đây là nguy cơ thường trực trong mỗi vật nuôi. Thú cưng có thể tấn công những người xung quanh bằng các cách khác nhau như cào, cắn,…
Với trẻ em, nguy hiểm này tăng lên rất nhiều lần vì các em nhỏ thường thích đùa nghịch với vật nuôi. Bên cạnh đó, với hạn chế về chiều cao và sức khỏe, các tổn thương ở trẻ em khi bị vật nuôi tấn công thường để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Đầu, cổ, mặt, hai tay và những vị trí trên cơ thể trẻ nhỏ dễ bị thú cưng tấn công.
Cha mẹ nhắc nhở con chỉ được chơi và ôm ấp chó mèo khi có sự hiện diện của cha mẹ. Không động vào thú cưng khi chúng đang ngủ hoặc làm những điều mà vật nuôi nhạy cảm như sờ đuôi mèo, …
3. Nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng
Các vật nuôi quen thuộc trong nhà như chó, mèo, chim, gà cảnh thường mang trong cơ thể rất nhiều ký sinh trùng như sán, giun, các vi khuẩn nấm. Trong quá trình vui chơi, tiếp xúc, cho ăn, những ký sinh trùng này có thể lây lan sang người, trở thành nguy cơ dẫn đến một số bệnh như đau bụng, tiêu chảy, viêm phế quản, viêm phổi…
Nội dung liên quan:
Những lưu ý khi cha mẹ cho trẻ nuôi thú cưng tại nhà
Cha mẹ cần tắm rửa, tỉa lông thường xuyên cho chó mèo; khử mùi hôi trên lông bằng các sản phẩm đặc trị. Hãy đảm bảo một cách tuyệt đối vật nuôi trong nhà được chăm sóc một cách sạch sẽ nhất – đây là cách bảo vệ sự an toàn không chỉ cho con cái mình mà tất cả mọi thành viên trong gia đình.
Không bao giờ để chó mèo và bé ở gần nhau mà không có người lớn theo dõi. Cha mẹ nên ngăn con tiếp xúc với cún khi phụ huynh không thể giám sát cận kề hoặc khi trẻ đang ăn, chơi, lúc chó mèo ngủ…
Cha mẹ hãy khuyến khích những tương tác tích cực và ngăn những xung đột giữa trẻ với vật nuôi. Cha mẹ có thể dắt cả hai cùng đi dạo với nhau vừa có thể giúp con tăng khả năng vận động vừa nâng cao tình yêu thương động vật trong trẻ.
Tại STEAMe GARTEN, trẻ em được học cách yêu thương động vật như thế nào?
Ngoài giờ học trên lớp, lớp học tại STEAMe GARTEN thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoài trời như dã ngoại công viên, tham quan sở thú… để trẻ tiếp xúc (một cách an toàn): cho hươu nai ăn, quan sát các loài vật.. để từ đó nâng cao tình yêu thương động vật trong mỗi đứa trẻ. Thầy cô giáo luôn dặn con ngoài việc chăm sóc vật nuôi thế nào cho tốt thì phải biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy cơ tiềm tàng mà thú cưng có thể mang lại.
Việc định hướng giáo dục STEM cho trẻ ngay từ bậc mẫu giáo giúp trẻ bồi dưỡng năng lực tư duy, trải nghiệm cũng như phát triển toàn bộ các kỹ năng chăm sóc bản thân để trẻ có kiến thức, nền tảng vững chắc, tự tin đối mặt với hành trình trưởng thành. Ngoài ra, đây còn là một không gian học tập cởi mở, thực tế, giúp các con nâng cao tình yêu thương với động vật nói riêng và mọi điều xung quanh nói chung.
Các bậc phụ huynh quan tâm đến giáo dục cảm xúc cho trẻ và giáo dục STEM tại hệ thống mầm non STEAMe GARTEN xin vui lòng điền form thông tin dưới để được tư vấn chi tiết!