Bên cạnh mô hình giáo dục STEM, thời gian gần đây chúng ta còn bắt gặp thêm một khái niệm mới là STEAM. Vậy đâu là sự khác biệt giữa 2 mô hình giáo dục trên? Hãy cùng tìm hiểu!
STEM và STEAM là gì?
STEM là chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho trẻ những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học (S), công nghệ (T), kỹ thuật (E) và toán học (M) – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary). Từ đó, trẻ có thể áp dụng kiến thức STEM để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
STEAM là mô hình học được phát triển từ STEM. Bên cạnh tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, STEAM được bổ sung thêm yếu tố Art để cung cấp cho trẻ lượng kiến thức toàn diện.
Các lợi ích của giáo dục STEM
Giáo dục STEM đề cao một sự sáng tạo, khám phá của trẻ trong quá trình học hỏi. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, “chế biến” lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
- Phát triển sự khéo léo sáng tạo
- Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
- Rèn luyện sức bền bỉ
- Khuyến khích các cuộc thử nghiệm
- Khuyến khích làm việc nhóm
- Khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực tiễn
- Khuyến khích sử dụng công nghệ
- Khuyến khích sự thích nghi
- Tính giải trí cao
- Phát triển tính cạnh tranh lành mạnh
Khi STEM được kết hợp với Art
Phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non.
Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề thông qua hoạt động múa, vẽ,…
Tại các trường học đào tạo theo phương pháp STEAM chẳng hạn như STEAMe GARTEN, múa trở thành một môn học cụ thể trong chương trình giáo dục, trẻ sẽ tự nhận thức được khái niệm thông qua thị giác.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần những chương trình đào tạo kết hợp hài hòa giữa các bộ môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Nghệ thuật để đào tạo ra những thế hệ trẻ toàn diện cả về học thuật, và thúc đẩy sự sáng tạo bên trong của mỗi người. Nền giáo dục cần những ý tưởng mới, những giải pháp mới cho các vấn đề hiện tại và sau này. Chúng ta cần đánh thức những “nghệ sĩ” bên trong chính những thế hệ học sinh nhỏ tuổi để các em có thể trở thành những công dân toàn cầu thực thụ.
Giáo dục STEAM nên bắt đầu từ độ tuổi nào?
Vấn đề được nhiều người đặt ra là khi nào nên bắt đầu dạy trẻ bằng STEM? Trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Diana Wehrell – Grabowski, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Giáo dục Mobile Science cho rằng, độ tuổi lý tưởng nhất để bắt đầu dạy STEM là ở lứa tuổi 0-6 tuổi.
Các nghiên cứu của Hiệp hội Giáo viên Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy ở độ tuổi này, trẻ nhỏ học thông qua các khám phá chủ động và sự thúc đẩy về quan sát, tương tác, khám phá và phát hiện. Giáo dục STEM lại chính là phương thức hoàn toàn phù hợp để giải đáp những câu hỏi của trẻ và cùng đó thúc đẩy tinh thần tìm tòi, đặt câu hỏi trong trẻ.
“Trẻ con luôn tò mò nên các em là những nhà khoa học bẩm sinh. Vì thế, học STEM tốt nhất từ lứa tuổi mầm non và nhà giáo phải hiểu điều này để có phương pháp giáo dục phù hợp”, tiến sĩ Diana nói.
Tại STEAMe GARTEN, mô hình STEAM được giảng dạy tại chương trình mẫu giáo dành cho trẻ từ 3-6 tuổi.
Điểm nhấn của chương trình giáo dục dành cho trẻ mầm non là STEAM và Tiếng anh. Trẻ sẽ được tiếp cận sớm với khoa học, công nghệ, tìm tòi, ứng dụng vào thực tế, tăng khả năng thích ứng với cuộc sống, tự tin giao tiếp tiếng anh trong sinh hoạt hàng ngày.
Phụ huynh quan tâm xin vui lòng để lại thông tin liên lạc trong mẫu đăng ký phía dưới để được nhận thêm các thông tin liên quan đến STEM/STEAM và chương trình giảng dạy tai STEAMe GARTEN.