Khi trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn kèm theo khác triệu chứng khác là tình trạng báo động mà các bậc phụ huynh cần phải cảnh giác và sớm đưa đến bác sĩ để điều trị kịp thời. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về dấu hiệu một số bệnh gây nôn và sốt ở trẻ nhỏ, mời ba mẹ cùng tham khảo.
Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn do mắc bệnh về hệ tiêu hóa
Một số bệnh về hệ tiêu hóa như nhiễm đường ruột, viêm dạ dày do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng hoặc ngộ độc thức ăn nhẹ sẽ làm trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn, kèm theo đó là tiêu chảy trong vòng khoảng 1 tuần.
Với trường hợp này, các mẹ đừng vội ép trẻ ăn ngay mà hãy đợi sau khi trẻ nôn hết một lúc rồi hãy cho trẻ ăn tiếp. Đồng thời, mẹ nên bổ sung nước hoặc 15 phút sau khi ăn cho trẻ uống một ít nước cam.
Mỗi bữa ăn cần được chia nhỏ và cách nhau 3 giờ, thức ăn nên được nấu mềm để dễ nuốt và dễ tiêu hóa và cũng không nên cho trẻ ăn quá no.
>> Xem thêm: Trẻ 3 Tuổi Bị Nôn Sau Khi Ăn: Mẹ Nên Xử Trí Như Thế Nào?
Nếu trẻ bị tiêu chảy trong vòng 12 giờ kèm theo hiện tượng khô môi hoặc lưỡi, mắt khô, đi tiểu ít hoặc bị lõm trên đỉnh đầu thì các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
Bệnh viêm màng não khiến trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn kèm nhức đầu nặng
Trẻ tuổi bị nôn trớ kèm theo triệu chứng sốt và nhức đầu nặng rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng não. Đây là bệnh rất nghiêm trọng mà ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Khi mắc bệnh này, ngoài việc bị nôn, sốt và nhức đầu nặng còn kèm theo biểu hiện cứng cổ, đau đầu, choáng váng, mất phương hướng và dễ bị kích động. Vì thế để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ nhỏ, gia đình cần đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng ngừa theo lịch của bộ y tế.
Dị ứng thực phẩm
Khi trẻ nhỏ ăn phải các loại thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng nôn, sốt và phát ban ở các vị trí như miệng, cổ, đầu gối, khuỷu tay, toàn thân… Nếu triệu chứng nhẹ, mẹ chỉ cần thay đổi lại thức ăn trong thực đơn. Nếu thấy trẻ khó thở, sưng miệng hoặc cổ họng thì cần đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.
Để có thể nhận biết trẻ nhỏ dị ứng loại thực phẩm nào, cách đơn giản là khi ăn món mới mẹ nên cho trẻ dùng thử trước một ít xem phản ứng thế nào rồi mới cho ăn tiếp.
Trẻ 3 bị nôn ra máu
Nếu trẻ nôn ra một vệt máu nhỏ thì cũng không có gì nguy hiểm bởi có thể là mao mạch ở thực quản bị xước do hoạt động nôn quá mạnh hoặc do trẻ nuốt phải máu của vết thương trong miệng hay bị chảy máu cam 6 tiếng trước đó.
Hiện tượng này kéo dài và lượng máu ngày càng nhiều hơn thì các mẹ nên đưa đi khám bác sĩ vì có thể trẻ đã mắc bệnh như chảy máu dạ dày, viêm dạ dày…rất nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ nôn mửa và đau bụng dữ dội
Nếu trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn mửa kèm theo đó là bị đau bụng nhẹ thì có thể do đầy bụng, nhiễm khuẩn hoặc vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Nhưng nếu bị đau dữ dội ở xung quanh rốn hoặc ở phía dưới bên phải của bụng, nôn mửa trong vài giờ thì rất có thể trẻ bị viêm ruột thừa, đau dạ dày. Trường hợp này, trẻ cần được cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Tắc nghẽn đường tiêu hóa
Khi thấy trẻ nôn ra mật xanh, mật vàng, mẹ nên cho trẻ đi khám sớm vì rất có thể trẻ đã bị tắc nghẽn đường tiêu hóa (tắc ruột, lồng ruột…). Đây là căn bệnh do dị tật bẩm sinh, cần được phát hiện sớm để không gây hậu quả nghiêm trọng.
Rối loạn đường ruột
Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn tái phát không rõ nguyên nhân có thể là hội chứng nôn theo chu kỳ, nguyên nhân là do rối loạn đường ruột. Hội chứng này khá hiểm gặp và thường nhầm lẫn với bệnh dạ dày do vi khuẩn, vi rút.
Khi mắc hội chứng này, trẻ sẽ trải qua một đợt nôn kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, vài tuần rồi vài tháng sau lại bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Nếu trẻ có triệu chứng nôn mửa lặp lại theo chu kỳ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách kiểm soát triệu chứng bệnh phù hợp.
Tóm lại, trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, các bậc phụ huynh hãy quan sát trẻ để kịp thời nhận biết tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bác sỹ điều trị sớm nhất. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng, không ép trẻ ăn quá nhiều, ngủ nghỉ thích hợp và vệ sinh sạch sẽ để trẻ được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
>>Xem thêm: Rèn kỹ năng chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non