• Tiếng Việt
  • English

Góc nhìn chuyên môn

LÀM GÌ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH BÉ ĐI MẪU GIÁO?

Khuyến khích bé đi mẫu giáo là tạo một không gian xã hội khác gia đình, nơi đó vừa mang những lợi ích cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bé sẽ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng xã hội, giao tiếp, tự độc lập, học hỏi, vui chơi bài bản, khoa học,…

CHO BÉ ĐI NHÀ TRẺ KHI NÀO? NÊN CHO BÉ ĐI MẪU GIÁO LÚC MẤY TUỔI?

Theo báo cáo của Gs.Bs. Anna, chuyên gia tâm lý trẻ em 29 năm tại Mỹ, chưa có độ tuổi tốt nhất cho bé đi nhà trẻ: “Độ tuổi hiện nay được các nước đồng ý, kể cả Mỹ, là phù hợp và mang nhiều lợi ích cho bé là 3 tuổi, nhưng tùy một số địa phương, tính chất công việc, và sự phát triển của trẻ mà điều chỉnh sớm hơn, nhưng tốt nhất là không nhỏ hơn 2 tuổi.” Việc chọn độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là phụ thuộc vào sự phát triển não bộ và những kĩ năng giao tiếp tối thiểu của bé. Phải đạt được 2 điều này mới mang lại nhiều lợi ích cho việc đi mẫu giáo, nếu không sẽ mang nhiều tác hại hơn là lợi ích, đặc biệt về tâm lý của các bé.

Các bạn nhỏ trường STEAMe trong giờ Giáo dục thể chất.

YÊU CẦU CẦN CÓ CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO:

1. Đó không phải là nơi học CHỮ hoặc VIẾT là chính. Điều này có nghĩa là nơi này học chữ và viết là phụ, vui chơi và các hoạt động xã hội, giao tiếp để phát triển kĩ năng cho các bé là chính. Học chữ và viết là dành cho tiểu học.

2. Các chương trình giáo dục trên máy tính và TV dưới 2 tiếng/ngày. Không khuyến khích dùng nhiều chương trình TV, video, hoặc game máy tính trong các trường mẫu giáo, dù là cho mục đích giáo dục vì có những nghiên cứu cho thấy rằng: việc gia tăng 1.5 giờ/ngày tương tác trên các thiết bị điện tử này ở các bé trên 2.5 tuổi thì sẽ giảm khả năng đọc hiểu và tư duy cho các bé khi bước vào lớp 1″. Do đó, cha mẹ nên tìm các nhà trẻ ít sử dụng các thiết bị điện tử trong giảng dạy, nhà trường nên có những chương trình tương tác xã hội và giao tiếp với bé là chính.

DẤU HIỆU NÀO BIẾT TRẺ CHƯA SẴN SÀNG ĐI MẪU GIÁO?

Đi mẫu giáo sẽ mang lợi ích nếu bé có đủ 2 yếu tố phát triển là não bộ và 1 vài kĩ năng giao tiếp tối thiểu. Nếu bé có 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau đây là vẫn chưa nên cho đi nhà trẻ sớm, nên để 1 thời gian (2-3 tháng nữa) thì hãy quyết định.
– Nếu bé chỉ thích bám vào mẹ, ít hoạt động và ít chơi với các bé khác gần nhà, hoặc cả người thân khác ngoài mẹ
– Nếu bé vẫn chưa biết 1 số kĩ năng cơ bản như nói bập bẹ, biết kêu mẹ khi đi vệ sinh, biết tự mang giày, dép, quần, đầm (nhưng áo có thể chưa biết vì não bộ chi phối kĩ năng phần trên sẽ trễ hơn), biết tự nhai.

Bé tự tin và hòa đồng là dấu hiệu của việc con đã sẵn sàng đi học Mầm non.

LÀM GÌ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH BÉ ĐI MẪU GIÁO?

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng vì bé đi nhà trẻ không chịu ăn, bé đi nhà trẻ khóc nhiều hoặc bé không chịu đi mẫu giáo. Tuần đầu tiên đi mẫu giáo có lẽ làm bé rất nhiều áp lực vì bé phải làm quen với nhiều cái mới và nhiều người lạ. Cha mẹ có thể làm giảm áp lực cho bé bằng các cách sau:

  • Hãy giành 2 tuần trước ngày đi nhà trẻ để nói về các hoạt động trong lớp mẫu giáo sẽ có. VD như có cô giáo, có bạn học, có đồ chơi, con phải xin đi vệ sinh khi con mắc tiểu.
  • Luôn hỏi bé về việc liêu con có chia sẽ đồ chơi với mẹ không khi chơi cùng bé ở nhà.
  • Buổi sáng ngày đến trường thì khuyến khích bé tự mặc đồ, tự lấy balo, tự đánh răng và lấy món đồ chơi mà bé yêu thích muốn mang theo. Bạn đừng làm dùm bé.
  • Đừng đến trường quá sớm, đợi có cô giáo và các bạn khác đã đến, nói với bé là bạn sẽ đến đón bé và tạm biệt bé nhẹ nhàng và bước đi nhanh, đừng nhìn lại, bé sẽ sớm hòa nhập vào lớp. Theo những nghiên cứu, nếu bạn nhìn lại sẽ làm bé khó hòa nhập với lớp hơn, bé sẽ ngồi 1 góc chỉ ôm đồ chơi và chờ bạn đến đón.

Theo: giupme.com