• Tiếng Việt
  • English

Góc nhìn chuyên môn

CẢNH BÁO 6 ĐIỀU ĐẠI KỴ KHI ĂN QUẢ HỒNG BỐ MẸ CẦN TRÁNH

Tháng 11 sắp tới đánh dấu mùa của những quả hồng chín mọng thơm ngon. Đây là một thức quả hấp dẫn với nhiều bạn nhỏ, cung cấp rất nhiều nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như khoáng chất, vitamin… Tuy nhiên, bố mẹ có biết những đại kỵ khi ăn quả hồng để tránh tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe của con trẻ?

Quả hồng – loại trái cây cung cấp vitamin tốt cho sức khỏe

Hồng là một trong những loại trái cây thơm ngon cung cấp nhiều vitamin. Trong 100g thịt quả hồng có chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin PP, B1, B2 và các hợp chất hữu cơ… Đây là loại quả thường được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô.

Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng đau bụng và nôn, do ăn cua và quả hồng cùng nhau. Chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, lưu trong ruột rồi lên men và thối rữa, lâu dần kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.

6 điều Đại kỵ khi ăn quả hồng

Vậy ngoài cua, bố mẹ còn cần đặc biệt lưu ý những điều đại kỵ khi ăn quả hồng nào khi cho trẻ ăn quả hồng❓

Đại kỵ khi ăn quả hồng là không nên cho bé ăn hồng lúc đói

Thành phần quả hồng chứa nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói các chất đó sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Không cho trẻ ăn vỏ hồng

Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, đại kỵ khi ăn quả hồng là không nên ăn. Đặc biệt là trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

Không cho bé ăn quả hồng cùng trứng

Đại kỵ khi ăn quả hồng cùng với trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Nếu phụ huynh vô tình cho trẻ ăn hồng cùng trứng thì cần cho trẻ nôn ra ngay hoặc đưa đến trạm y tế, bệnh viện gần nhất để thúc nôn, loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Không ăn hồng cùng khoai lang

Tinh bột chứa trong củ khoai lang sau khi ăn xong nếu ăn thêm quả hồng thì thành phần trong 2 loại củ quả sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit được sản sinh trong dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhausẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày. Chính vì vậy, bố mẹ cần lưu ý đại kỵ khi ăn hồng cùng khoai lang để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ nhé.

Đại kỵ khi ăn quả hồng

Đại kỵ khi ăn quả hồng là không nên ăn cùng trứng, khoai lang,…

Không ăn hồng cùng các món giàu đạm như tôm, cua, thịt ngỗng – điều đại kỵ khi ăn quả hồng mà ba mẹ cần lưu ý

Vì sao lại không được ăn hồng sau khi ăn thực phẩm giàu đạm? Vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe và có thể gây tử vong.

Khi bé bị tiêu chảy, bệnh dạ dày cũng nên tránh ăn quả hồng

Hồng là loại quả có hàm lượng chất tanin cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Chất này có vị chát, dễ tan trong nước nhưng lại dễ vón cục khi gặp axit, tạo thành những chất không tan, không tiêu, khiến cơ thể có cảm giác đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa… Do đó những người mắc bệnh dạ dày như dư axit dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày hay bé bị tiêu chảy thì không nên ăn quả hồng.

Bí quyết khử vị chát của quả hồng

Cùng giống như người lớn, hầu hết mọi trẻ nhỏ đều không thích vị chát của các loại trái cây; chính vì vậy, để mang đến món tráng miệng giòn ngọt mà khiến trẻ thích ăn, bố mẹ lưu ngay bí quyết khử vị chát của quả hồng nhé, nhưng đừng quên những đại kỵ khi ăn quả hồng nhé.

Bố mẹ có thể xếp hồng vào trong thùng kín, lấy cồn hoặc rượu phun lên bề mặt quả, đậy kín 3-5 ngày, hồng sẽ hết chát.

Hoặc ngâm hồng vào nước ấm 35 độ C, hoặc có thể cho thêm một chút muối, sau đó châm vào vỏ quả hồng, ngâm khoảng 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước 1-2 lần thì hồng sẽ không còn chát nữa.

Cách tiếp theo là cho hồng vào túi nylon cùng với 1 hoặc 2 quả táo tàu, hoặc quả lê, hoặc vùi vào thùng gạo buộc kín miệng túi lại, 2-3 ngày sau, vị chát của hồng cũng sẽ không còn.

Dù mỗi thực phẩm đều cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng nếu kết hợp sai lầm có thể sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt với trẻ nhỏ, bố mẹ cần hết sức lưu ý nhé.

>>Xem thêm: Top 10 thực phẩm vàng giúp bé thông minh