• Tiếng Việt
  • English

Góc nhìn chuyên môn

THỰC ĐƠN CHO BÉ 5 TUỔI VÀ CÁC KỸ NĂNG ĂN UỐNG TRẺ CẦN CÓ ĐỂ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1

Bước vào giai đoạn chuyển cấp từ Mẫu giáo lên Tiểu học, trẻ cần có những sự chuẩn bị nhất định về dinh dưỡng và kỹ năng. Theo đó, thực đơn cho bé 5 tuổi cũng rất cần chú ý: đảm bảo đủ dinh dưỡng, bổ sung thức ăn thái miếng và rèn luyện các kỹ năng liên quan để con sẵn sàng vào lớp 1.

Thực đơn cho bé 5 tuổi –  Con cần dinh dưỡng gì?

 

Giai đoạn trẻ 5 tuổi cần rất nhiều nguồn dinh dưỡng để chuyển hóa thành năng lượng phục vụ hoạt động của trẻ trong một ngày. Do vậy, trong các bữa ăn của bé, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thì ba mẹ nên chú ý 4 nhóm thực phẩm chính:

  •  Đường bột
  •  Đạm
  •  Vitamin
  •  Khoáng chất

 

Đặc biệt, cần bổ sung thường xuyên các chất sau trong thực đơn cho bé 5 tuổi:

 

♦️ Chất Sắt: Giúp bảo vệ hồng cầu, lưu thông máu, chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động thường xuyên. Theo các bác sĩ nghiên cứu cho thấy: các bé thiếu sắt thường dễ mệt và hay buồn ngủ.

♦️ Canxi: Trong giai đoạn 5 tuổi, xương và răng phát triển mạnh, cần chất dinh dưỡng nên buộc phải bổ sung canxi cho trẻ.

♦️ Chất xơ: giúp bảo vệ đường ruột cho trẻ và ngăn chặn các bệnh về đường ruột và bệnh tiểu đường.

♦️ Vitamin A: Tăng cường thị lực, có thể thích ứng với môi trường nắng hay cả trong bóng tối; đồng thời còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống vi khuẩn xâm nhập.

♦️ Vitamin C: có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức khỏe cho mô và mạch máu. Hơn thế, vitamin C còn tăng cường khả năng miễn dịch, chống các bệnh như cảm, cúm.

 

Bổ sung thực đơn thái miếng là vô cùng quan trọng.

Trẻ 5 tuổi đã phát triển răng hoàn thiện, chính vì vậy, ba mẹ có thể chuyển hình thức món ăn sang dạng THÁI MIẾNG để con tự gắp và luyện kỹ năng nhai kỹ. Điều đó cũng sẽ giúp con làm quen với chế độ ăn mới khi vào lớp 1.

Lợi ích của thực đơn thái miếng cho bé 5 tuổi

Việc bổ sung yếu tố thái miếng trong các bữa ăn giúp các em nhỏ rèn luyện kỹ năng nhai, cho cơ hàm được vận động tốt; đồng thời giúp phát triển hệ tiêu hóa, bởi khi trẻ nhai thức ăn sẽ lưu lại miệng đủ lâu để trẻ cảm nhận mùi thơm lên mũi, tuyến nước bọt sẽ tiết ra kịp thời, từ đó dinh dưỡng sẽ được hấp thụ tối đa.

Các món ăn thái miếng như các loại rau củ như su su, cà rốt, bầu,… được luộc chín để giữ tối đa chất dinh dưỡng. hoặc các loại trái cây mềm như chuối, đu đủ, thanh long… đã được áp dụng ngay từ khi các con có những phản xạ tự nhiên về việc nhai. Tiếp đến, các con được tập ăn thịt, cá thái miếng nhỏ, tất cả đều vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, con sẽ cảm nhận hương vị thức ăn tốt hơn .

Việc con được tiếp xúc với hình dáng, màu sắc ban đầu của thức ăn sẽ giúp kích thích sự phát triển thị giác, xúc giác hơn là thức ăn nhuyễn. Kết hợp với việc cho con ăn đúng giờ trên lớp sẽ hình thành cho bé thói quen chủ động và tự lập, khắc phục việc lười nhai; biết tiết kiệm thức ăn và giữ vệ sinh chung

 

Kỹ năng ăn uống trẻ cần có để chuẩn bị vào lớp 1

Hoạt động ăn uống của trẻ tại trường Tiểu học sẽ có nhiều điều khác biệt so với khi các con còn học Mầm non. Đặc biệt là sự tự lập trong ăn uống của trẻ. Để chuẩn bị tốt cho con vào lớp 1, bên cạnh chuẩn bị THỰC ĐƠN KHOA HỌC để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh thì ba mẹ cũng nên rèn luyện cho con những kỹ năng:

  •  Tự lấy thức ăn
  •  Cầm muỗng xúc đồ ăn
  •  Ngồi vào bàn ngay ngắn
  •  Dọn dẹp và vệ sinh sau khi ăn