Bố mẹ luôn thắc mắc chiều cao của trẻ 12 tháng tuổi khoảng bao nhiêu là phù hợp? Để giải đáp câu hỏi này, bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng STEAMe GARTEN nhé!
Chiều cao và cân nặng của trẻ 12 tháng tuổi theo WHO
Biết được tiêu chuẩn chiều cao trẻ 12 tháng tuổi theo chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt: WHO) sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ sự phát triển của bé cưng có đang đúng với độ tuổi hay không. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi mỗi bé có tiến độ phát triển của riêng mình trong từng giai đoạn khác nhau.
Bảng chiều cao và cân nặng đạt chuẩn cho trẻ 12 tháng tuổi theo WHO
BÉ TRAI |
THÁNG TUỔI |
BÉ GÁI |
||||||||||
CÂN NẶNG (KG) |
CHIỀU CAO (CM) |
CÂN NẶNG (KG) |
CHIỀU CAO (CM) |
|||||||||
-2SD |
TB |
+2SD |
-2SD |
TB |
+2SD |
-2SD |
TB |
+2SD |
-2SD |
TB |
+2SD |
|
6.4 |
7.9 |
9.8 |
63.3 |
67.6 |
71.9 |
06 tháng |
5.7 |
7.3 |
9.5 |
61.2 |
65.7 |
70.3 |
6.7 |
8.3 |
10.3 |
64.8 |
69.2 |
73.5 |
07 tháng |
6.0 |
7.6 |
9.8 |
62.7 |
67.3 |
71.9 |
6.9 |
8.6 |
10.7 |
66.2 |
70.6 |
75.0 |
08 tháng |
6.3 |
7.9 |
10.2 |
64.0 |
68.7 |
73.5 |
7.1 |
8.9 |
11.0 |
67.5 |
72.0 |
76.5 |
09 tháng |
6.5 |
8.2 |
10.5 |
65.3 |
70.1 |
75.0 |
7.4 |
9.2 |
11.4 |
68.7 |
73.3 |
77.9 |
10 tháng |
6.7 |
8.5 |
10.9 |
66.5 |
71.5 |
76.4 |
7.6 |
9.4 |
11.7 |
69.9 |
74.5 |
79.2 |
11 tháng |
6.9 |
8.7 |
11.2 |
67.7 |
72.8 |
77.8 |
7.7 |
9.6 |
12.0 |
71.0 |
75.7 |
80.5 |
12 tháng |
7.0 |
8.9 |
11.5 |
68.9 |
74.0 |
79.2 |
8.3 |
10.3 |
12.8 |
74.1 |
79.1 |
84.2 |
15 tháng |
7.6 |
9.6 |
12.4 |
72.0 |
77.5 |
83.0 |
8.8 |
10.9 |
13.7 |
76.9 |
82.3 |
87.7 |
18 tháng |
8.1 |
12.0 |
13.2 |
74.9 |
80.7 |
86.5 |
Hướng dẫn tra cứu chiều cao và cân nặng: Có 3 cột chính là “Bé trai”, “Tháng tuổi”, “Bé gái”. Ba mẹ gióng theo hàng tháng tuổi và giới tính của con để tìm chiều cao và cân nặng phù hợp
- TB: Đạt chuẩn trung bình
- Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
- Trên +2SD: : Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)
Như vậy, theo bảng trên, khi được 1 tuổi, bé trai có thể cao khoảng 75,7 cm và nặng 9,6 kg, trong khi đó bé gái cao trung bình 74 cm và có cân nặng khoảng 8,9 kg.
Các mẹ lưu ý khi áp dụng bảo chiều cao cho trẻ:
- Bảng các chỉ số này chỉ áp dụng đối với những em bé sinh đủ tháng, sơ sinh có cân nặng trung bình 2,9 – 3,8kg và chiều dài trung bình 50cm.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi thì con số tăng tương ứng là 1,5cm/tháng.
Hướng dẫn đo chiều cao chuẩn cho trẻ 12 tháng tuổi
Đo nằm cho trẻ 12 tháng tuổi nên dùng thước đo chuyên dụng
- Để trẻ nằm ngửa trên thước đo, đầu chạm sát một cạnh thước
- Giữ đầu trẻ đặt thẳng, hướng mắt nhìn lên trần nhà
- Giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân thẳng đứng
- Độc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ
Đo đứng dùng loại thước đo cố định vào tường, thẳng, vuông góc và vạch số 0 sát với sàn nhà
- Trẻ đi chân không, đứng thẳng và quay lưng vào tường
- Đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường
- Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình
- Dùng bảng gõ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo
Lưu ý: Bỏ giầy, mũ, áo khoác cho bé trước khi đo. Tần suất đo chiều cao là 1 lần/ tháng.
Nguyên tắc đo cân nặng chuẩn cho trẻ 12 tháng tuổi
Bố mẹ có thể lựa chọn các loại cân khác nhau theo nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế từng gia đình như cân lòng máng, cân treo, cân điện tử, cân đồng hồ,… Tuy nhiên, các loại cân cần có độ nhạy độ chia tối thiểu đạt 0,1 kg và đảm bảo chính xác.
Vị trí đặt cân phải thoáng mát vào mùa hè và kín gió vào mùa đông.
Thao tác cân đúng chuẩn
- Chỉnh kim về số 0 trước và sau mỗi lần cân để kiểm tra độ chính xác
- Thời điểm cân tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, đi tiểu tiện và chưa ăn gì.
- Đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng.
- Sau khi cân thăng bằng, ghi số cân theo kg với 1 số lẻ (Ví dụ 9,6 kg)
Thực đơn dinh dưỡng phát triển chiều cao cho trẻ 12 tháng tuổi
Nguồn thức ăn chính của trẻ 12 tháng tuổi vẫn là sữa. Lượng sữa và nước trung bình mỗi ngày bé cần nạp cho cơ thể trung bình khoảng 100 – 150ml/kg cân nặng. Các mẹ có thể thay thế các loại sữa khác nhau như sữa hạt, sữa tươi,…
Bên cạnh đó, trẻ 12 tháng tuổi cũng có thể ăn dặm những món như súp, cháo hoặc các món được xay nhuyễn, hầm nhừ. Các mẹ có thể tập cho bé động tác nhai bằng cách nấu cháo đặc hơn một chút. Các loại trái cây, rau quả, tôm thịt và gà luộc nên được bổ sung vào thực đơn để tăng thêm các chất xơ khoáng và protein cần thiết cho phát triển chiều cao của trẻ 12 tháng tuổi. Các mẹ lưu ý chọn các loại quả mềm để tránh làm tổn thương răng nướu của trẻ trong thời gian bắt đầu tập nhai.
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khuyên dùng như sau:
- Sữa mẹ: 3-4 bữa
- Ăn thức ăn dặm: 3 bữa
- Sữa công thức, nui, mì, phở, trái cây…: dành cho các bữa phụ
Đối với các bữa ăn dặm, các mẹ nên lưu ý về các nhóm thực phẩm cần có trong món ăn bao gồm:
- Tinh bột, đường: cơm nhão, ngũ cốc, cháo
- Đạm: thịt, cá, trứng
- Chất béo: 1 muỗng cà phê dầu thực vật
- Chất xơ: rau luộc, cà rốt, khoai tây, củ dền, bí đỏ
Các hoạt động thúc đẩy phát triển chiều cao của trẻ 12 tháng tuổi
Theo tổ chức WHO, 12 tháng đầu đời là giai đoạn “vàng” quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của bé trong tương lai. Bên cạnh bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, các hoạt động chăm sóc trẻ hàng ngày cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ 12 tháng tuổi. Vì vậy, bố mẹ cùng tìm hiểu 2 phương pháp giúp con phát triển chiều cao tốt nhất dưới đây nhé.
Giấc ngủ đúng và đủ giờ
Trẻ cần được ngủ đủ và sâu giấc. Trong giấc ngủ, cơ thể mới sản xuất hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí não. Thời gian để trẻ 12 tháng tuổi cần để ngủ mỗi ngày là 13-14 tiếng, trong đó giấc ngủ đêm cần kéo dài 11 tiếng. Bé cần ngủ ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần 2 tiếng khi bé dưới 12 tháng tuổi nhưng trong giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi, bé chỉ cần ngủ 1,5 tiếng vào buổi trưa.
Việc thay đổi thời gian ngủ của trẻ cần được bố mẹ tạo thành thói quen với các lưu ý như sau:
Cho bé đi ngủ vào một giờ nhất định
Tập luyện thói quen đi ngủ vào 1 giờ nhất định sẽ giúp trẻ hiểu được thời điểm kết thúc 1 ngày và sẵn sàng đi ngủ. Nếu trẻ cần tiêu hao bớt năng lượng thừa thì hãy cho bé vận động chạy nhảy trước giờ ngủ khoảng 1 giờ, sau đó giúp bé bình tĩnh lại bằng các hoạt động tĩnh như kể chuyện. Bố mẹ cố gắng thực hiện thói quen này tuần tự và không cách nhật để tạo sự ổn định cho đồng hồ sinh học của trẻ.
Xây dựng nề nếp cả ngày
Để tạo được thói quen đi ngủ tối và ngủ trưa đúng như mong muốn thì bố mẹ cần sắp xếp giờ ăn và giờ chơi phù hợp với trẻ.
Bé không thức giấc nửa đêm
Yếu tố lớn nhất giúp bé ngủ ngon cả đêm là không gian yên tính và an toàn. Bố mẹ nên tập thói quen không cho bé ăn đêm hay hát ru ngủ vì khi bé thức giấc lúc nửa đêm sẽ không tự ngủ lại được.
Mát- xa kích thích tăng trưởng chiều cao
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ được mát xa có hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp hấp thụ lượng thức ăn nhiều hơn, kích thích sự phát triển chiều cao đều đặn. Thời điểm thích hợp nhất để mát xa là khi trẻ vừa tắm xong, 15 phút sau khi ngủ dậy. Trong 2 tháng đầu tiên, chỉ áp dụng các động tác xoa bóp cơ bản nhẹ nhàng. Cần đặt trẻ nằm trên mặt phẳng an toàn thoải mái và với nhiệt độ thích hợp.
Bố mẹ tham khảo cách mát-xa đơn giản cho trẻ 12 tháng tuổi tại nhà như sau:
- Bước 1: Đặt trẻ thư giãn trên giường
- Bước 2: Bắt đầu xoa bóp chân. Dùng một lực vừa đủ nắn từ trên xuống dưới
- Bước 3: Xoa đều trước ngực theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài
- Bước 4: Xoa bóp với lực vừa đủ với 2 tay và vai
Lưu ý khi mát-xa kích thích chiều cao cho trẻ 12 tháng tuổi
- Không nên mát xa khi trẻ vừa ăn no
- Chỉ thực hiện khi tâm lý bé thoải mái và ổn định
- Không nên đánh thức trẻ dậy để mát-xa
- Tuyệt đối không mát-xa khi trẻ đang có vết thương, bị dị ứng viêm da, nhiễm trùng, chảy máu, gãy xương
- Chú ý tháo nữ trang, xem lại móng tay trước khi mát xa
Tóm lại, bố mẹ nên chú ý theo dõi sự phát triển chiều cao của trẻ 12 tháng tuổi thường xuyên. Nếu đã mấy tháng rồi con không lên kg hoặc có vẻ thấp bé, còi cọc nhiều hơn so với các bạn cùng độ tuổi thì có thể con đang gặp phải một vấn đề về sức khỏe như tiêu hóa, chậm hấp thu… và cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra và nhận tư vấn từ y bác sĩ để kịp thời cải thiện.
Nguồn: St