• Tiếng Việt
  • English

Góc nhìn chuyên môn

Giúp mẹ “sống sót” qua khủng hoảng tuổi lên 3 của bé

Ai cũng nhắc tới khủng hoảng tuổi lên 2 như một sự đe dọa. Nhưng mẹ có biết là tuổi lên 3 của bé còn khó đối phó hơn là tuổi lên 2 hay không? Thậm chí nhiều mẹ còn “sợ” việc chăm sóc và chơi với con trong giai đoạn này. Hãy cùng tham khảo những mẹo giúp mẹ “sống sót” qua “khủng hoảng tuổi lên 3” của bé.

1. Ít la hét hơn, hãy yêu thương nhiều hơn

La hét, quát tháo là một cơ chế tự vệ được chúng ta dùng tới khi mọi thứ rối beng lên. Nhưng mẹ có biết rằng la hét, quát tháo sẽ làm trẻ tổn thương nhiều hơn chúng ta nghĩ hay không? Quát tháo có thể khiến bé dừng nghịch ngợm ngay lập tức, nhưng lại gây những ảnh hưởng về tâm lý một cách lâu dài.

Thay vì quát tháo và phạt trẻ thật nặng, trẻ cần nhận được sự chăm sóc tích cực từ cha mẹ để kích thích sự phát triển của chí não. Nghiên cứu được tiến hành tại Washington University do giáo sư Joan Luby thực hiện đã cho thấy trong những giai đoạn “khó khăn” này, nếu bé nhận được sự chăm sóc dạy dỗ tích cực từ cha mẹ thay vì bị quát mắng thì sẽ có thể dẫn tới sự tăng kích thước của một số vùng nhất định trong não bộ. Nếu bạn vẫn thường la mắng bé, hãy tìm cách khác.

khủng hoảng tuổi lên 3

2. Giải quyết khủng hoảng tuổi lên 3- Hòa mình với bọn trẻ

Yếu tố quan trọng nhất để nuôi dưỡng những em bé giàu cảm xúc là cha mẹ phải biết hòa mình với trẻ, nghĩa là cha mẹ cần nhận thức được bé đang cần gì, tại bất kỳ thời điểm nào. “Hòa mình với trẻ”, nói một cách đơn giản là đặt mình vào vị trí của trẻ và tìm những cách phù hợp để giúp trẻ đạt được mong muốn đó. Nếu bé có những cư xử không đúng đắn, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân là gì. Ví dụ, bé không chịu đi đôi giày mà thường ngày bé hay đi, hoặc thời gian này bé hay nổi nóng. Tìm được nguyên nhân thì mẹ mới có thể tìm giải pháp cho phù hợp được.

Hầu hết những cuốn sách về dạy dỗ trẻ đều khuyên cha mẹ cần: nhất quán, sau khi hướng dẫn trẻ thì cha mẹ theo dõi kết quả, đừng cảnh cáo bé quá nhiều lần, đừng xử phạt bé khi mẹ đang giận dữ,… Thế nhưng cha mẹ đừng quá cứng nhắc trong việc dạy dỗ bé. Hãy hòa mình với bé để biết bé đang cần gì. Hãy hỏi bé “vì sao con làm như vậy” mỗi khi bé làm điều gì đó chưa đúng. Khi hiểu nguyên nhân khiến bé làm như vậy, ta sẽ có thể đáp ứng được điều bé mong muốn, sẽ có thể yêu thương bé nhiều hơn và cũng sẽ tạo được sự phát triển tốt hơn cho bé trong tương lai.

khủng hoảng tuổi lên 3

3. Hãy luôn quan tâm đến trẻ lên 3 tuổi từ những việc nhỏ nhất, thường xuyên nhất, tránh khủng hoảng

Nếu bé 3 tuổi nhà bạn luôn giành điện thoại ra khỏi tay bạn khi bạn đang nói chuyện hoặc đập bàn phím máy tính của bạn khi bạn đang bận làm,… thì nghĩa là bé đang cần bạn. Tất nhiên mẹ hiểu là bé luốn được mẹ quan tâm mọi lúc, mọi nơi, nhưng mẹ thì lại có rất nhiều việc khác phải làm, chẳng hạn giặt giũ, ủi đồ, đọc email,… Bởi cuộc sống cần phải như vậy. Khi nhận thấy bé đang tìm cách thu hút sự quan tâm của mẹ, mẹ hãy tạm dừng việc đang làm và giành cho bé vài giây thôi cũng được. Hãy nhìn vào mắt bé, hỏi bé vài câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Hãy thực sự lắng nghe, dùng cử chỉ để bé hiểu là mẹ đang rất quan tâm, chẳng hạn, bỏ điện thoại xuống rồi mới nói chuyện với bé. Sau khi lắng nghe bé, mẹ cần tìm cách “đánh lạc hướng” bé một cách khéo léo.

4. Đánh lạc hướng một cách khéo léo

Hãy cố gắng đánh lạc hướng bé càng sớm càng tốt, với một giọng nói đầy yêu thương. Hãy tự hỏi: bé đang thực sự muốn gì. Một số mẹo: nếu bé đang đập đồ chơi hoặc la hét thì nghĩa là bé muốn được vận động thể chất, chẳng hạn ra ngoài đạp xe một lúc; còn nếu bé đang nằm trên sàn và rên rỉ, than vãn, có lẽ bé muốn mẹ chú ý tới bé và cùng bé đọc sách chẳng hạn.

5. Hãy ôm bé thật nhiều lần mỗi ngày

Hầu hết những bé 3 tuổi đều cần được mẹ ôm hôn thật nhiều, dù nhiều khi mẹ không sẵn lòng làm việc đó. Nhưng hãy cố gắng tạm gác công việc và ôm trẻ thật nhiều mỗi ngày. Đừng quên nói những lời yêu thương, dù có thể bé đang cư xử rất khó chịu.

khủng hoảng tuổi lên 3

6. Hãy đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng cho bé trong khủng hoảng tuổi lên 3

Hãy đề ra một bộ “quy định trong gia đình”. Với những bé 3 tuổi thì nên có những quy định ngắn nhưng dễ hiểu, ví dụ: 1) nói nhẹ nhàng, 2) nghe lời ba và mẹ và 3) không được đánh người khác. Hãy cùng thảo luận về việc thực hiện quy định này mỗi ngày và khen ngợi những ai đã thực hiện đúng, chẳng hạn trong bữa tối hoặc khi đi ngủ.

7. Hãy nhất quán

Nhất quán không có nghĩa là mắng bé hay phạt bé, mà nó có nghĩa là phản ứng như nhau khi một vấn đề diễn ra nhiều lần. Ví dụ, ngày thứ Hai mẹ nhắc bé không được bỏ giày trên sàn, thì ngày thứ Ba mẹ không được cất giày giùm bé nếu bé vẫn quăng giày lung tung.

8. Quan tâm đến bản thân mình

Hãy nhờ người trong gia đình giúp đỡ, và giành cho mình vài phút nghỉ ngơi.

>>Xem thêm: Các cách xử lý trẻ ăn vạ

 

Theo: Beyeu.com